Thế Giới

Tân Đại Sứ Hoa Kỳ ở Úc tố cáo Trung Cộng dùng bẩy nợ để bắt chẹt các nước nhỏ

Wednesday, 13/03/2019 - 09:13:06

Trung Cộng sau đó đã hoãn đòi tiền sau khi Tonga ghi danh vào kế hoạch Vành Đai và Con Đường của Bắc Kinh. Nhưng có một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu nợ của Trung Quốc có phải là mối đe dọa thực sự đối với khu vực hay không.


Đại Sứ Arthur B Culvahouse khuyến các quốc gia hãy xem kỹ hợp đồng trước khi ký vay nợ với Trung Cộng. (AAP)

CANBERRA - Đại sứ mới của Hoa Kỳ tại Úc đã bắt đầu tấn công Trung Cộng ngay sau khi ông đến thủ đô Canberra để nhậm chức. Ông cáo buộc Bắc Kinh dùng chính sách "cho vay trả ngày lãnh lương" để thao túng các quốc gia ở Thái Bình Dương.

Đại Sứ Arthur B Culvahouse, Jr. đã đưa ra nhận xét chưa đầy một giờ sau khi được đón tiếp tại Canberra bởi chính phủ Úc. Trước đây Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence đã nhiều lần tố cáo Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao "bẩy nợ," nói rằng Bắc Kinh cố tình cho các quốc gia nhỏ vay các khoản nợ họ không thể trả và sau đó dùng nó để áp lực với nước con nợ.

"Tôi sẽ sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn - tôi thấy nên sử dụng chữ chính sách ngoại giao cho vay theo ngày lãnh lương," ông Culvahouse nói. "Tôi nghĩ rằng chúng ta, tất cả các đồng minh và các nền dân chủ tự do hoặc Tây phương, cần giáo dục mọi người về sự nguy hiểm của những khoản vay này. Tiền có vẻ hấp dẫn và dễ dàng ngay phía trước, nhưng tốt hơn bạn nên đọc kỹ những hàng chữ nhỏ xíu ở bên dưới."

Năm ngoái, đảo quốc Tonga đã kêu gọi các quốc gia Thái Bình Dương hãy đoàn kết và ép Trung Quốc xóa nợ, nói rằng họ sẽ khó xoay sở trả hai khoản vay trị giá $160 triệu Mỹ kim từ Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng của Trung Quốc. Trung Cộng đang vung ra hàng tỷ đô la trong các khoản vay ưu đãi cho các nước đang phát triển, nhưng điều gì xảy ra khi các quốc gia đầy nợ này không thể trả lại cho Bắc Kinh?

Trung Cộng sau đó đã hoãn đòi tiền sau khi Tonga ghi danh vào kế hoạch Vành Đai và Con Đường của Bắc Kinh. Nhưng có một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu nợ của Trung Quốc có phải là mối đe dọa thực sự đối với khu vực hay không.

Ông Graeme Smith từ Đại Học Quốc Gia Úc cho biết nợ là mối quan tâm thực sự đối với nhiều quốc gia Thái Bình Dương, nhưng ngôn ngữ của đại sứ Mỹ là "quá đáng".
Ông nói, "Đối với hầu hết Thái Bình Dương, chủ nợ chính là Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á - họ vượt xa Trung Quốc nếu bạn nhìn vào khu vực nói chung. Tôi chưa thấy bất kỳ bằng chứng thực tế nào về việc Trung Quốc dùng các chiến thuật mạnh tay sử dụng bởi những kẻ cho vay chờ ngày được trả lương." Cảnh báo của đại sứ được đưa ra khi Mỹ tăng cường ngoại giao tại khu vực Thái Bình Dương.
Tuần trước, hai trong số các viên chức an ninh hàng đầu của chính quyền Hoa Kỳ đã có chuyến thăm hiếm hoi tới Vanuatu và Tonga, và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã tạo ra một chức vụ mới chỉ tập trung vào Thái Bình Dương. Ông Culvahouse cho biết Mỹ ngày càng tập trung vào toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, vốn là một cỗ máy tăng trưởng kinh tế khổng lồ.
"Hoa Kỳ đang đánh giá lại - khi hiện nay ta có phạm vi rộng rãi. Nhiều người nhận ra rằng chúng ta cần dành nhiều thời gian và sự chú ý trong lãnh vực này," ông nói. "Bạn sẽ thấy một bước tiến lên. Nhưng đó không phải là báo động, chỉ là ưu tiên mới. Chúng tôi cũng là một quốc gia Thái Bình Dương."

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT