Hoa Kỳ

Tại sao bẻ đốt ngón tay lại gây ra tiếng kêu rắc rắc?

Wednesday, 28/11/2018 - 09:40:10

Tuy nhiên điều mà các khoa học gia đồng ý là việc bẻ khớp ngón tay đó không phải là điều mà mọi người có thể làm được, không phải ngón tay nào cũng đều có thể tạo ra tiếng kêu rắc rắc đó, và phải mất khoảng 20 phút trước khi một khớp ngón tay có thể được bẻ lại lần nữa.


(Getty Images)


Trong nhiều thập niên, các khoa học gia đã tranh cãi về nguyên nhân gây ra tiếng rắc rắc khi chúng ta bẻ khớp ngón tay. Mới đây, bằng cách dùng các mô hình máy điện toán, một nhóm nghiên cứu từ Pháp rốt cuộc có thể tìm ra câu trả lời.


Theo các tác giả nói trong bài viết mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, tiếng bẻ khớp ngón tay được gây ra bởi “bong bóng tạo bọt bị sụp trong dịch khớp, ở bên trong một khớp metacarpophalangeal trong một lần bẻ khớp.”

Nói cho đơn giản hơn, đó là âm thanh của các bong bóng khí siêu nhỏ sập xuống, nhưng không đầy nổ đầy đủ, bên trong khớp ngón tay.

Các nhà khoa học lần đầu tiên đưa ra lối giải thích này cách đây gần 50 năm. Nhưng bài báo mới nhất này đã dùng một sự kết hợp của các cuộc thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và việc mô phỏng bằng máy điện toán, để củng cố cho luận điểm này.

Các khoa học gia đã nghiên cứu thói bẻ đốt ngón từ đầu thập niên 1900, và họ đã không thể đồng ý với nhau về nguyên nhân gây ra tiếng kêu đó. Cuộc tranh cãi dường như vô tận này là kết quả của những bằng chứng thực nghiệm không đủ sức thuyết phục và sự khó khăn trong việc hình dung ra tiến trình đang hoạt động: Toàn thể hiện tượng chỉ mất khoảng 300 mili-giây để diễn ra.

Tuy nhiên điều mà các khoa học gia đồng ý là việc bẻ khớp ngón tay đó không phải là điều mà mọi người có thể làm được, không phải ngón tay nào cũng đều có thể tạo ra tiếng kêu rắc rắc đó, và phải mất khoảng 20 phút trước khi một khớp ngón tay có thể được bẻ lại lần nữa.

Để giúp giải quyết vấn đề, và để tăng thêm sự ủng hộ cho các dữ liệu thực nghiệm hiện hữu, V. Chandran Suja và Abdul Bakarat, từ trường École Polytechnique ở Pháp, đã dùng những biểu thị hình học của khớp nối metacarpophalangeal (MCP), nơi tiếng kêu phát ra, và chuyển những biểu thị đó thành các phương trình toán học, giúp thực hiện những dạng mô phỏng do máy điện toán của việc bẻ khớp ngón tay. Hoặc nói cho cụ thể hơn, việc mô phỏng bắng máy điện toán cho thấy chuyện diễn ra trên ngón tay chúng ta, ngay trước khi nghe âm thanh đó phát ra.

Các mô hình cho thấy rằng khi khớp ngón chịu một khối lượng căng thẳng nào đó, những thay đổi áp lực được tạo ra trong chất lỏng ở khớp gây ra việc sụp đổ của những bong bóng khí siêu nhỏ bên trong chất dịch ở khớp. Lý thuyết này lần đầu tiên được đề nghị bởi các khoa học gia thuộc viện đại học University of Leeds hồi năm 1971. Nhưng vào năm 2015, một bài viết PLoS One được cầm đầu bởi Greg Kawchuk, thuộc Phân Khoa Y Học Phục Hồi thuộc viện đại học University of Alberta, đã dùng những lượt rọi scan MRI để cho thấy rằng các bong bóng khí vẫn còn ở trong chất dịch đó, ngay cả sau khi các khớp bị bẻ.

Vì vậy, thay vì sập xuống, các bong bóng lại gây ra tiếng kêu rắc rắc đó. Nhóm nghiên cứu của Kawchuk nói rằng chính sự gia tăng bất ngờ của các bong bóng gây ra tiếng kêu đó.

Nhưng như Suja và Bakarat cho thấy, đây không phải là một điều mâu thuẫn gây thất bại. Theo các mô hình của họ, chỉ cần một sự sụp đổ một phần của các bong bóng là đủ cần thiết để làm phát ra tiếng kêu ấy, và đó là lý do tại sao các bong bóng vẫn có thể được nhìn thấy ngay cả sau khi bẻ khớp. Và để chứng minh thêm cho quan điểm của họ, các nhà nghiên cứu thâu tiếng bẻ khớp ngón tay, từ ba người tham gia cuộc trắc nghiệm, và so sánh những sóng âm thanh kỹ thuật số với những sóng được tạo ra bằng toán học bởi việc mô phỏng của máy điện toán. Hai dạng sóng âm thanh này rất giống nhau. Điều đó gợi ý rằng mô hình của Suja và Bakarat cung cấp một sự biểu thị chính xác của việc bẻ khớp ngón tay, và nguyên nhân gây ra tiếng kêu đó thực sự là âm thanh của các bong bóng sập xuống.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT