Bình Luận

Số lượng và chiến thuật thí mạng

Wednesday, 30/08/2017 - 08:31:25

Tuy nhiên Mỹ vẫn muốn tránh cuộc “đại thắng” đó, muốn tránh cái tổn thất toàn bộ 30,000 quân Mỹ trú đóng tại Nam Hàn.

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Thông thường chiến tranh ngã ngũ trên hai yếu tố -tương quan lực lượng và chiến lược, chiến thuật; trong thế chiến thứ nhì Hoa Kỳ và đồng minh huy động được nhiều quân hơn, nhiều phi cơ, chiến hạm hơn, và sử dụng một chiến lược toàn cầu hữu hiệu hơn liên quân Đức & Nhật, nên phe đồng minh đã thắng.
Phương trình Số Lượng + Chiến Thuật = Chiến Thắng vẫn còn đúng trong giai đoạn “đánh võ mồm” hiện nay giữa Mỹ và Bắc Hàn.
Nếu chiến tranh xảy ra ngay ngày hôm nay, Nam Hàn và Nhật sẽ được bảo vệ bởi vài chục, hoặc nhiều lắm là vài trăm hỏa tiễn THAAD (Terminal High Altitude Area Defense-Điểm Phòng Không Cao Độ).


Căn cứ THAAD tại Nhật



Căn cứ THAAD tại Do Thái

THAAD là loại hỏa tiễn diệt-hỏa-tiễn của Hoa Kỳ, có khả năng bắn rơi mọi loại hỏa tiễn có tầm bắn gần và tầm bắn trung bình, bắn rơi vào giai đoạn chót của đạn đạo -giai đoạn hỏa tiễn địch đến gần mục tiêu.
Thành tích của THAAD là cái tên Iron Dome (Mái Thép) mà người Do Thái hãnh diện đặt cho hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn tại Tel Aviv -kinh đô Do Thái năm 2012. Từ giải Gaza, quân Hamas bắn vào Tel Aviv 91 hỏa tiễn, toàn bộ số hỏa tiễn này đều bị THAAD bắn rơi. Dư luận đánh giá mức kiến hiệu của THAAD là -unprecedented accuracy -chính xác đến mức “chưa từng thấy.”
Mái Thép che chở hữu hiệu Tel Aviv nhờ hai yếu tố -diện tích phòng thủ -thành phố Tel Aviv- tương đối giới hạn, và số lượng THAAD nhiều hơn số hỏa tiễn mà quân Hamas có khả năng bắn vào mục tiêu.
Bắc Hàn có nhiều hỏa tiễn và rockets hơn Hamas -hàng trăm lần nhiều hơn, và tối tân hơn; cụ thể là loại Hwasong 1-loại nhỏ nhất- với tầm bắn 50 cây số, và loại trung bình -Hwasong 7- tầm bắn 1,500 cây số.


Rocket của Hamas

Tổng Thống Trump đe dọa sẽ trút “bão lửa và thịnh nộ” xuống Bình Nhưỡng (Pyongyang) nếu Bắc Hàn không lập tức ngưng thử nghiệm hỏa tiễn đe dọa Nhật và Nam Hàn -hai quốc gia đồng minh với Mỹ.
Nếu Mỹ-Bắc Hàn vẫn còn đang trong giai đoạn chiến tranh tâm lý, thì khẩu khí “bão lửa và thịnh nộ” của tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ là một cuộc tấn công, nhưng đối diện với Tổng Thống Trump lại là một người thiếu trưởng thành chính trị khác: chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un; ông “vua” con đó trả lời vị Cuồng Đế bên này bằng một hỏa tiễn Hwasong 12 thứ nhì, hôm thứ Ba, 29 tháng 8, 2017.
Cũng như quả thứ nhất, quả Hwasong 12 thứ nhì bay trên không phận Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương.


Quả Hwasong 12 thứ nhì bay trên không phận Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương.


Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe cực lực phản đối Bắc Hàn và yêu cầu Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp.

Tổng thống Hoa Kỳ tiếp tục cuộc khẩu chiến, ông cực lực lên án Bắc Hàn hiếu chiến, và thử nghiệm hỏa tiễn vô trách nhiệm, trong lúc Kim Jong-un tuyên bố tầm bắn của hai quả Hwasong-12 chứng minh khả năng Bắc Hàn “trừng phạt” lực lượng không quân chiến lược của Mỹ tại Guam.
Khẩu khí đó của Ấu Chúa, khiến Cuồng Vương phải nói, "Mọi giải pháp đều tốt và cần thiết để đối phó với Bắc Hàn."
Sáng thứ Tư, 30 tháng 8, 2017, hãng thông tấn Bắc Hàn xác nhận chính Tổng Thống Kim Jong-un ra lệnh thử nghiệm lần thứ nhì, chỉ một ngày sau khi hỏa tiễn thứ nhất vượt trên không phận Nhật.
Trong chương trình “Fox News Sunday,” hôm Chủ Nhật, Ngoại Trưởng Rex Tillerson
trình bày là mặc dù thái độ hiếu chiến và khiêu khích của Bắc Hàn, ông vẫn tìm mọi cách đưa chính phủ nước đó vào bàn hội nghị để giải tỏa căng thẳng, xuống thang nguy cơ chiến tranh.


Rex Tillerson

Ông nói, "Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tạo áp lực hòa bình, tiếp tục cộng tác với đồng minh, và với cả Trung Quốc để thảo luận với Bắc Hàn về mọi việc kể cả tương lai của bán đảo Triều Tiên lẫn hướng đi của Bắc Hàn.”
Ngoài hai quả hỏa tiễn Hwasong-12, Bắc Hàn còn bắn ba hỏa tiễn nhỏ, tầm ngắn. Bộ Tư Lệnh Quân Khu Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hai trong ba hỏa tiễn này bay được 250 cây số rồi rơi xuống biển, quả thứ ba nổ ngay lúc thoát nòng.
Bắc Hàn bố trí hàng ngàn họng đại bác và hỏa tiễn tầm ngắn gằn vĩ tuyến 38 -lằn ranh cắt đôi Nam và Bắc Hàn.


Bắc Hàn bố trí hàng ngàn họng đại bác và hỏa tiễn tầm ngắn gần vĩ tuyến 38

Bắc Hàn có vài trăm hỏa tiễn tầm xa và tầm liên-lục địa lưu động trên xe, được ngụy trang, che dấu rất kỹ.

Hỏa lực biên giới của Bắc Hàn cũng đã đủ mạnh để phá nát Nam Hàn và tiêu diệt lực lượng 30,000 quân Mỹ trấn đóng tại đó; dĩ nhiên đơn vị Mỹ không ngồi yên tại chỗ, chờ bị tiêu diệt. Hỏa lực của đơn vị Mỹ đang bảo vệ Nam Hàn, và hỏa lực không yểm cùng với hải pháo Mỹ, thừa sức tiêu diệt khả năng quân sự của Bắc Hàn trong vài ngày.

Tuy nhiên Mỹ vẫn muốn tránh cuộc “đại thắng” đó, muốn tránh cái tổn thất toàn bộ 30,000 quân Mỹ trú đóng tại Nam Hàn.

Điều hợp viên Chris Wallace của chương trình phỏng vấn “Fox News Sunday” hỏi Ngoại Trưởng Tillerson về thái độ của ông không bảo vệ những “giá trị Hoa Kỳ” trong những nhượng bộ Bắc Hàn, và được ông trả lời, “Không một công dân Mỹ nào không tin tưởng vào những giá trị Hoa Kỳ; toàn thể người Mỹ bảo vệ những giá trị đó.”

Wallace: Còn những giá trị của tổng thống thì sao? (And the Presidents values?)
Tillerson: Tổng thống phát ngôn cho bản thân ổng. (The President speaks for himself, Chris.)
Wallace: Ngài tự tách rời ra khỏi những điều đó ư? (Are you separating yourself from that, sir?)
Tillerson: Tôi đã nói rồi. Tôi đã nhiều lần nói về những giá trị Hoa Kỳ của chúng ta, nói cả trong bài diễn văn tôi đọc tại bộ Ngoại Giao. (Ive spoken – Ive made my own comments as to our values as well in a speech I gave to the State Department.)

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ chủ trương một chính sách đối phó với Bắc Hàn khác với chính sách của tổng thống; ông không tin việc quân nhân Hoa Kỳ chiến đấu và chết trong trận chiến với Bắc Hàn là “chết vì những giá trị Hoa Kỳ,” như năm 1972, Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã không tin việc người lính Mỹ tử trận tại Việt Nam là “chết cho những giá trị Mỹ,” do đó ông sang Tầu, bán VN cho Trung Cộng.

Trong toàn bộ chiều dài 300 năm của lịch sử Hoa Kỳ, chỉ một lần người Mỹ tin rằng họ chiến đấu cho những giá trị Hoa Kỳ: lần đó là Thế Chiến Thứ Nhì, với 405,399 người lính Mỹ tử trận; cho đến hôm nay, họ vẫn còn hãnh diện với Nghĩa Địa Mỹ trong trận đổ bộ Normandie.


Nghĩa trang tử sĩ Hoa Kỳ tại Normandie

Trở lại với binh thuyết và đề tài “tương quan lực lượng và chiến lược, chiến thuật thí mạng” để thấy ít nhất trong những tiếng đồng hồ đầu tiên, Bắc Hàn trên chân Hoa Kỳ về số lượng -nhân lực cũng như hỏa lực; những ngàn họng đại bác, những ngàn rocket và hỏa tiễn chiến thuật có khả năng “trút mưa hỏa lực và phẫn nộ” xuống lãnh thổ Nam Hàn và Nhật, giết vài trăm ngàn người tại những nơi đó -kể cả 30,000 quân Mỹ.
Con số thiệt hại đó làm Mỹ chùn tay, mặc dù họ có khả năng giết một số người Bắc Hàn, hàng trăm lần nhiều hơn.
Tác giả bài báo này đồng ý với Ngoại Trưởng Tillerson là phải ngăn chặn bàn tay sát nhân của ấu chúa Kim Jong-un, tuy nhiên xin đừng bán Nam Hàn, như Kissinger đã bán Nam Việt năm 1972. (ndt)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT