Điện Ảnh, Nghệ Thuật

Seadrift, một phim tài liệu kể về lịch sử bị lãng quên của người Mỹ gốc Việt tại Seadrift, Texas

Friday, 14/06/2019 - 07:08:28

Năm 1979, thị xã Seadrift ở tiểu bang Texas đã được toàn nước Mỹ chiếu cố. Lúc đó, vào cuối cuộc chiến ở Việt Nam


Bích chương phim Seadrift

 

AUSTIN - Năm 1979, thị xã Seadrift ở tiểu bang Texas đã được toàn nước Mỹ chiếu cố. Lúc đó, vào cuối cuộc chiến ở Việt Nam, thị xã này trở thành nơi cư trú của một lượng lớn ngày càng tăng người tị nạn Việt Nam. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, sự căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa những di dân và ngư dân địa phương, cao điểm là một vụ nổ súng gây tử vong làm rung chuyển thị trấn. Làm thế nào hai cộng đồng xảy ra xung đột - và cách thức họ cố gắng hàn gắn những vết thương trong những năm qua - là chủ đề của Seadrift, một phim tài liệu mới phát tại Đại Hội Điện Ảnh phim Mỹ châu Á ở Austin cuối tuần này.

Nhà làm phim tài liệu Tim Tsai ở Austin chia sẻ rằng lần đầu tiên anh biết về quá khứ bạo động của Seadrift trong một văn bản học thuật. "Tôi đã đọc về nó trong một cuốn sách có tên là Texans Châu Á của một tác giả địa phương tên là Irwin Tang," nhà làm phim giải thích.

Đối với anh sai, cuốn sách này - và câu chuyện về Seadrift nói riêng - là một bổ sung quan trọng cho lịch sử quyền công dân của nước Mỹ và cho phiên bản lịch sử Texas mà anh đã nghe thấy khi lớn lên.
Khi người Việt đến định cư tại thị trấn Seadrift hồi thập niên 1970, họ đối phó trước sự kỳ thị của người địa phương. Những người Việt đến Seadrift chủ yếu theo nghề đánh bắt cua, theo đài NPR cho biết. Nhiều người không quên những ngày tháng đau buồn đầy bạo động giữa người Việt và dân địa phương Texas leo thang do cạnh tranh ngư trường cũng như rào cản ngôn ngữ.

Người dân địa phương giận dữ vì người nhập cư mới đến được chính phủ hỗ trợ, theo NPR. “Không chỉ ngư dân, trẻ con đến trường cũng bị kỳ thị và bắt nạt,” một phụ nữ gốc Việt ở Seadrift nhớ lại. Bên cạnh đó, ngư dân Việt làm việc không ngơi nghỉ, thả lưới đánh bắt cua nhiều hơn, làm gia tăng sự cạnh tranh.


Đạo diễn Tim Tsai đã được biết về việc ngư phủ Việt bị kỳ thị sau khi đọc sách của bà Irwin Tang. (Kickstart)

 

Căng thẳng leo thang khi một ngư dân da trắng bị bắn chết lúc tranh giành ngư trường với người Việt hồi năm 1978, theo hãng tin UPI. Hai người đàn ông Việt đã bị truy tố tội giết người, nhưng sau đó tòa tuyên họ trắng án vì chỉ là hành động tự vệ. Ngay sau đó, nhóm cực đoan Ku Klux Klan (KKK) xuất hiện để gây chú ý, khiến tình hình càng trở nên tệ hơn. Nhóm này vốn kỳ thị chủng tộc, xem người da trắng là thượng đẳng, đã tấn công ngư dân Việt tại làng chài ở Seadrift.

Thay vì hoàn toàn đi vào lịch sử của biến cố này, nhà làm phim Tsai quyết định tập trung vào hậu quả của vụ giết chóc đối với hai gia đình có liên quan, cụ thể là đi sâu vào những gì đã trải qua của bà Beth Aplin Martin, con gái của người quá cố.

"Cô ấy đã có thể đi đến sự hòa giải với những gì đã xảy ra, và cách cô ấy xem người tị nạn Việt Nam như một cộng đồng ngày nay, cho tôi hy vọng về cách cộng đồng có thể chào đón người tị nạn và có thể vượt qua những khác biệt trong tương lai."

Nhưng nếu Aplin Martin có ý nói lên sự hòa giải của một số cá nhân, phim Seadrift nói rõ rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Mặc dù phim có thể kết thúc với một ghi chú tích cực cho cộng đồng, anh Tsai không tin rằng thị trấn đã thực sự đi đến hòa giải với quá khứ bạo lực của chính nó.

"Khi chúng tôi cố gắng lại gần, rất nhiều người thực sự từ chối chia sẻ câu chuyện của họ với chúng tôi," anh Tsai giải thích. "Họ không thấy một điểm gì để thảo luận về vấn đề này mà họ cảm thấy như họ đã vượt qua."
Tsai tin rằng phim của anh có thể giúp tạo sự cảm thông qua những buổi chiếu phim Seadrift. "Chúng tôi muốn mang phim đến đó và để bảo đảm mọi người trong cộng đồng người Việt Nam cũng như không phải người Việt Nam đều có thể đến xem phim."

Hy vọng của anh là điều này có thể đưa đến cho cộng đồng một cơ hội để giải quyết một lịch sử chung của họ. "Chúng tôi chờ xem cuộci đối thoại nào có thể diễn ra."

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT