Chuyện Nước Pháp

Rio 2016: 3 chàng ngự lâm pháo thủ và ngày nay

Wednesday, 17/08/2016 - 10:07:30

Kiếm dài 90 phân, cộng thêm phần cán thành 110 và nó có bán diện hình vuông chứ không tròn. Cán kiếm mang một hình tròn gọi là vỏ ốc xuyên qua lưỡi kiếm bên trong ruột có dây điện nằm trong rảnh soi thấu từ đầu đến đuôi kiếm để làm đèn hiệu cháy lên khi chạm giáp kim loại.

Hai chàng kiếm sĩ thế kỷ thứ 21 : Pháp và Ý đang thi đấu đồng đội (góc trái: thế kỷ 17).

Khi tôi viết bài này, xứ sở nhân quyền đã tóm thu được 20 huy chương theo thứ tự quan trọng vàng về nhất, bạc về nhì và đồng về ba (7,8,5) và sắp hạng 10 trong “tóp 10” (nhóm 10 giỏi nhất). Dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ 60 cái (24,18,18) thành tích số một, kế đó là Trung Cộng hạng nhì 41 (13,11,17) và Anh quốc hạng ba 32 chiếc huy chương (11,14,7).

Tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc một bộ môn nổi tiếng nhiều nhất của người Pháp mà dấu ấn của họ đã từng ghi đậm trong thời kỳ đô hộ Việt Nam xưa kia. Đó là bộ môn đánh kiếm, ai có xem phim xưa hẳn còn nhớ cái tên “Đạc-Ta-Nhăn” và 3 tay kiếm cừ khôi da trắng trên màn ảnh lớn chiếu liên tục khắp Sài Gòn, Chợ Lớn (Les Mousquetaires)! Thật vậy, từ trước đến nay đây là nhờ đấu kiếm mà nước Pháp có nhiều huy chương nhất với riêng nó: 115 chiếc tổng cộng với 41 vàng trong thời đại mới Thế Vận Hội. Hiệp hội đấu kiếm Pháp (ra đời năm 1906) có 800 câu lạc bộ toàn quốc với khoảng 60 ngàn hội viên. Môn thể thao này đã được bình dân hóa (như quần vợt) và sửa đổi nhiều giúp nó trở nên lý thú và ít nguy hiểm kèm theo dụng cụ và trang phục đơn giản. Đầu nhọn lưỡi kiếm có bọc thêm phần vỏ bao mềm mại (đồ ruồi) để tránh gây thương tích. Cây kiếm xưa tên là 'mousquet', người binh sĩ cầm nó tên là 'mousquetaire'.

Nguyên tắc của trò chơi đấu kiếm với cùng một loại khí giới trắng (arme blanche, cây kiếm với cán để cầm và lưỡi dài chấm dứt bằng điểm nhọn, không phải là các thứ súng đạn) chia ra làm 3 cách chơi tùy theo luật định là “épée, sabre và fleuret”. Điều khác nhau giữa 3 thứ đấu kiếm này là nơi chạm trên cơ thể cho phép và ai chạm trước thì thắng điểm, đụng nhau cùng lúc thì huề. Đôi khi, hai đấu thủ đòi hỏi trọng tài phải cho xem lại vidéo để biết rõ ai ghi điểm. Tôi chọn môn đấu kiếm 'Fleuret' là một trong 3 trò chơi áp dụng ở Thế Vận Hội, điểm chạm là khắp cơ thể trừ 2 tay 2 chân và đầu cổ. Hai tay lực sĩ mặc loại trang phục dầy cộm tên là 'cuirasse' (áo giáp bằng kim loại nhân tạo màu trắng bạc phân biệt với bộ đồ mặc bó sát cơ thể bên trong màu trắng tinh gồm có áo trên, quần và vớ cao đến đầu gối; nữ giới có thêm yếm ngực) đặc biệt chừa ra phần hai tay hai chân. Mỗi cú chạm đầu lưỡi kiếm coi vậy mà nặng bằng hoặc hơn nửa ký (500 gam) nên họ phải đeo thêm chiếc nón bao kín phần đầu và mặt để tránh bị mù mắt. Chiếc nón này có trang bị dây nhợ lòng thòng thêm đèn màu xanh lá cây hay đỏ và trắng. Nó có lưới thép mỏng phía gương mặt giúp kiếm thủ còn thấy đường mà xoay sở. Phía dưới mặt nạ có phần vải bọc che kín cổ và người đấu lật nó lên được hở miệng ra để uống nước. Khi họ đeo nó vào, đứng tấn đôi chân hình chữ V với đôi giày thể thao và tay phải (hay trái) cầm cây kiếm dài hơn 1 thước lăm le chĩa ra phía trước còn tay kia giơ nhẹ lên giữ thăng bằng trông thật bắt mắt! Mỗi khi họ phóng ra cú “estoc” - đòn tấn công thượng thừa, duy nhất, mạnh mẽ, uy quyền đâm trúng bộ áo giáp đối thủ là đèn cháy lên chớp chớp liên tục trông thật ngoạn mục. Đôi bên tấn công hay phòng thủ tới lui trên thảm đấu với 2 phần cấm không được lùi ra quá mức là bị phạt mất 1 điểm. Điều này rất hiếm khi xảy ra nhưng nó có đến rồi, người bị đẩy lùi ra đặt lại bàn chân vào bên trong lằn mức nhưng trọng tài đã thấy. Người xem chăm chú cũng không tài nào biết được ai ghi điểm khi 2 kiếm thủ đều cung tay lên ra vẻ thắng thế cùng lúc với 2 ánh đèn xanh đỏ chớp tắt liên hồi cộng với tiếng hét đầy khí thế và 2 lưỡi kiếm đã chạm vào cơ thể...! Sau đó, trọng tài mặc bộ đồ lớn thật trịnh trọng với micro đeo bên má đứng lên ra quyết định ai thắng điểm sau khi ban giám khảo ngồi bàn đã xem xét vidéo. Đội Pháp chỉ có 3 người thay phiên nhau trong khi các đội kia có đến 4 nhân tài.
Ngay sát bên đôi Pháp – Ý ở vòng bán kết là đôi Hoa Kỳ và Nga. Đội Pháp đã quất văng tay kiếm đương kim huy chương vàng Tokyo 2012 và vào vòng chung kết gặp Nga đã thắng Hoa Kỳ (45/41). Đây là trận đấu đồng đội nam (team, équipe) rất hồi hộp vì có 4 tay kiếm mỗi bên đấu xoay vòng lẫn nhau, nước nào lên đến 45 điểm là thắng cuộc, cứ mỗi một tổng số điểm xong là thay người. Trận đấu hấp dẫn và rất sát rạt đã xảy ra giữa 2 đội Pháp và Trung Hoa với tỷ số đều đều lên tới 38-38 rồi 42-42... mãi đến khi Pháp vượt qua chỉ với 3 điểm hơn cuối cùng mà thôi (45/42). Trong khi đó, chàng Ý đã thua cuộc rất xa với tỷ số 45/30 dù có tới 4 tay đấu thi nhau còn Pháp trước sau lúc ấy chỉ có 3 mống trong đó có 1 chú cao lớn quá khổ hơn 1 thước chín. Giờ địa phương và lúc khuya, đội Pháp đã thua trận vì Nga tấn công dữ dội vào tay kiếm thứ tư mới chân ướt chân ráo vào thay thế chỉ ghi được có 1 điểm quèn so với 6 điểm của đối thủ. Thật là thay ngựa giữa dòng vô ý làm đắm thuyền! Đội trưởng sau đó mới giải thích nguồn cơn thì ra ông muốn đem chàng ngự lâm kiếm thủ (pháo thủ ngày xưa vì họ vừa cầm súng dài nạp đạn pháo thô sơ vừa có cây kiếm bên tay kia) bị thua giải đơn vào giải đồng đội để bộ tứ đều được có huy chương an ủi không trừ ra ai cả!

Đây là một loại thể thao có từ ngàn xưa và mang tính chiến đấu, với thời đại mới nó đòi hỏi sự làm chủ chính mình và cây kiếm mà không dựa vào sức mạnh. Chỉ cần chạm được phần cơ thể địch thủ cho phép tính điểm bởi luật chơi với chót lưỡi nhọn hoặc với thân lưỡi kiếm và tránh không bị chạm là thắng cuộc.
Trước khi Chúa sinh ra đời (theo các nhà sử học thì thế kỷ thứ 1 bắt đầu với năm số 1 và chấm dứt năm 100, thế kỷ trước khi có Chúa sinh ra là -1 và chấm dứt năm -100 chứ không có năm thứ zê rô) đã có trò đấu kiếm với tính cách ăn thua từ năm -1190 ở Ai Cập qua các hình khắc nổi trên đá.

Kiếm dài 90 phân, cộng thêm phần cán thành 110 và nó có bán diện hình vuông chứ không tròn. Cán kiếm mang một hình tròn gọi là vỏ ốc xuyên qua lưỡi kiếm bên trong ruột có dây điện nằm trong rảnh soi thấu từ đầu đến đuôi kiếm để làm đèn hiệu cháy lên khi chạm giáp kim loại.

Riêng về thứ kiếm dùng để vừa tấn công vừa phòng thủ (épée) là thứ kiếm thời Trung Cổ đời xưa có 3 phần: bao kiếm chứa cây kiếm gồm cán và thân kiếm. Kiếm này có hai mặt lưỡi đều bén khác với kiếm lụt (sabre) chỉ có 1 lưỡi bén mà thôi (còn cây fleuret có 4 mặt lưỡi vuông vức nên gần như vô hại và cong vòng khi đâm trúng đối phương). Viện bảo tàng thời Trung Cổ ở Paris có nguyên gian phòng chưng bày chủ đề về những thanh kiếm rùng rợn này lúc đó. Trở lại với Rio, tối hôm qua tôi được tin nhóm đồng đội nam Pháp đã thắng Ý đạt huy chương vàng bộ môn 'épée'.

Chúng ta hẳn không ngờ con cháu của Đạc-Ta-Nhăn còn thách nhau đấu kiếm vào năm 1967! Lùi lại thời Pháp thuộc, các thế hệ trẻ VN khi đó đã xem 2 cuốn phim của Mỹ và 1 cuốn của Tây cùng nói về tài đánh kiếm của mấy chàng ngự lâm pháo thủ (les Mousquetaires, lính phòng vệ cho Vua thế kỷ thứ 17).
Đó là cuốn phim Un nouveau d'Artagnan (1919), Les Mousquetaires de l'air (1929) và Les trois mousquetaires (1933). Đến năm 1948 đạo diễn Mỹ lấy nguyên tên 3 chàng lính Tây làm thêm một phim nữa vẫn còn ăn khách. Đến năm 1973 lại có nguyên phiên bản thứ 3 cũng do Mỹ sản xuất. Từ năm 1933 cho đến 1973 trong vòng 40 năm có cả chục cuốn phim của Pháp ra mắt trên cùng đề tài. D'Artagnan là một vị kiếm sĩ anh hùng Pháp có thật sinh sống vào thế kỷ thứ 17 và cuộc đời ông được nhà văn Alexandre Dumas viết thành nhiều quyển sách với cuốn Les Trois Mousquetaires (thế kỷ 19) được dựng thành phim đấm đá đấu kiếm hay nhất vào thế kỷ thứ 20. Còn nhân vật Zorro cũng đánh kiếm tài dách thuộc xứ Mễ Tây Cơ do phim ảnh Hoa kỳ tưởng tượng ra.

Năm 1967, ông thị trưởng tỉnh Marseille cũng là chủ tịch quốc hội phe tả mắng ông nghị viên phe hữu là “Im đi, đồ ngốc!” trong một buổi họp đông đủ bá quan văn võ. Ông bị thóa mạ đòi thủ phạm phải xin lỗi và rút lời - không xong: họ đi tới trò thách nhau đấu kiếm cho ra lẽ. Cuối cùng vị thủ tướng tương lai của Tổng Thống F. Miterrand đã thắng cuộc (vừa chửi vừa đánh thắng?!) khi tặng cho ông nghị 2 lằn rạch sâu trúng da thịt. Họ ngừng lại vì đã quá văn minh, không nên đi tiếp. Cuộc đánh kiếm cuối cùng này trong lịch sử nước Pháp còn ghi được trên vidéo, thật ly kỳ; đúng là không hổ danh con cháu Đạc-Ta-Nhăn!

Ntnd

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT