Việc Làm

Phỏng vấn xin việc làm: 10 sai lầm bất thường và 6 lỗi quá thông thường

Sunday, 01/04/2012 - 10:47:27

Kaitlin Madden đề nghị một cách thức nhìn vào những sai lầm thông thường, mà những viên chức phụ trách tuyển dụng nhân công kể lại lại trang mạng CareerBuilder, như là những chuyện rủi ro bất thường nhất, xảy ra trong những buổi phỏng vấn mà họ từng thấy.

Phỏng vấn xin việc làm là một trong những biến cố của cuộc sống làm cho thần kinh căng thẳng nhất, và có thể là một trận bão hoàn hảo cho việc tạo ra đủ loại khoảnh khắc gây ra phiền hà. Sự kết hợp giữa hứng thú và áp lực có thể che mờ trí phán đoán của chúng ta, và dẫn chúng ta tới chỗ phạm những sai lầm, làm những quyết định và đưa ra những lời bình luận, mà bình thường chúng ta sẽ không làm như vậy.
May mắn thay, phạm sai lầm là một phần của chuyện làm người, và hầu hết các nhà tuyển dụng đều sẽ cho phép người tới xin việc thỉnh thoảng được có ánh mắt trống trải, hoặc được nói những câu ấp a ấp úng, trong một cuộc phỏng vấn tìm việc làm. Nhưng cũng có một số sai lầm do vô ý mà người ta không thể nào phục hồi lại được; có những lầm lỗi buồn cười đến nỗi chúng che khuất hoàn toàn bất cứ tiềm năng tuyển dụng nào mà bạn có được, trong tâm trí của người phỏng vấn bạn. Kaitlin Madden đề nghị một cách thức nhìn vào những sai lầm thông thường, mà những viên chức phụ trách tuyển dụng nhân công kể lại lại trang mạng CareerBuilder, như là những chuyện rủi ro bất thường nhất, xảy ra trong những buổi phỏng vấn mà họ từng thấy.
- Ứng viên mang theo mình một “cuốn sách viết về cách thức trả lời phỏng vấn” khi đi tới gặp phỏng vấn xin việc làm.
- Ứng viên hỏi lại lần nữa: “Công ty này là công ty nào vậy?”
- Ứng viên bắt người phỏng vấn phải chờ, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Khi trở lại nói tiếp trên đường dây, ứng viên nói với người phỏng vấn rằng cô vừa mới định xong một cuộc hẹn hò vào ngày Thứ Sáu.
- Ứng viên mặc đồng phục Hướng Đạo Sinh, mà không bao giờ giải thích cho với người phỏng vấn biết lý do tại sao.
- Ứng viên nói rằng một trong những ưu điểm của mình là đúng giờ, sau khi xuất hiện trễ mất mười phút.
- Trên đường đến chỗ phỏng vấn, ứng viên lái xe chạy vượt qua mặt, chạy cắt băng ngay trước đầu một chiếc xe khác, và chĩa ngón tay giữa ra cho người tài xế xe kia thấy (mang ý tục tĩu), nhưng không ngờ rằng tài xế ấy lại là người sắp phỏng vấn mình.
- Ứng viên nói về chính mình bằng cách dùng đại danh từ ngôi thứ ba, thay vì dùng ngôi thứ nhất (“Tôi”).
- Ứng viên cởi giày ra trong lúc được phỏng vấn.
- Ứng viên xin ké một hớp cà phê của người phỏng vấn.
- Một ứng viên tuổi trưởng thành nói với người phỏng vấn rằng cô không chắc chắn liệu công việc được đề nghị có bõ công cho cô ta “rồ ga để phóng xe đi” hay không.
Tưởng tượng xem, như vậy thì người thứ ba lúng túng bối rối đến cỡ nào?
Tuy nhiên, trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ: “Ai mà ngu đến nỗi xin một người lạ cho mình ké một ngụm cà phê của người ấy?”, thì bạn hãy biết rằng chẳng cần phải phạm một sai lầm kỳ cục, giống như mấy ví dụ nêu ra ở trên đây, mới giết chết một cuộc phỏng vấn hoàn toàn tốt đẹp. Có đầy dẫy những chuyện không đến nỗi buồn cười đến như vậy, nhưng cũng có thể mang lại hậu qua tai hại giống như thế, mà những người đi xin việc đã phạm phải, thậm chí ngay cả những người thông minh, đều thường xuyên từng vấp.
Theo cuộc thăm dò của CareerBuilder, sau đây là những kiểu lỗi lầm mà những người tìm việc mắc phải hầu như thường xuyên nhất.
- Trả lời điện thoại di động hoặc nhắn tin bằng bản văn: 77 phần trăm.
- Tỏ vẻ dường như không quan tâm chú ý: 75 phần trăm.
- Mặc quần áo không thích hợp: 72 phần trăm.
- Tỏ thái độ kiêu căng: 72 phần trăm
- Nói xấu về người chủ trước đây hoặc hiện nay đang mướn mình làm: 67 phần trăm.
- Nhai kẹo cao su: 63 phần trăm.
Vì vậy, làm thế nào để bạn có thể tránh phạm những sai lầm như vậy trong cuộc phỏng vấn xin việc tiếp theo của mình?
Bà Rosemary Haefner, phó chủ tịch hội đồng quản trị, đặc trách nguồn nhân lực của CareerBuilder nói: “Hãy chuẩn bị sẵn sàng. Với sự chuẩn bị và luyện tập, các ứng viên có thể cải thiện rất nhiều những năng khiếu phỏng vấn của họ”. Những người nào đi tìm việc mà tự chuẩn bị chu đáo thì thường có lòng tự tin nhiều hơn, ăn nói lưu loát rõ ràng, và thoải mái hơn, và vì thế đỡ phạm sai lầm hơn, so với những người không có sự chuẩn bị sẵn sàng như vậy
Bà Haefner gợi ý rằng trước khi tới gặp phỏng vấn, bạn hãy nghiên cứu tìm hiểu các công ty, thực tập làm thử những cuộc phỏng vấn với bạn bè, cũng như tập kể những chuyện giai thoại cụ thể làm nổi bật lên những thành đạt của mình.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT