Thế Giới

Phát hiện hóa thạch kỳ nhông 167 triệu năm

Sunday, 23/02/2020 - 10:46:24

Việc phát hiện đốt sống cổ đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó cho phép các nhà khoa học nhận diện được loài mới với các thông tin đặc trưng, riêng biệt. Họ cũng tìm thấy một số loài kỳ nhông khác tại mỏ đá Berezovsky, trong đó có kỳ giông Urupia monstrosa dài khoảng 60 centimét, sống cách đây 165 triệu năm.


Hình vẽ phác họa kỳ nhông thời tiền sử được tìm thấy tại Tây Bá Lợi Á, Nga.

TÂY BÁ LỢI Á - Các nhà khoa học vừa tìm thấy một hóa thạch kỳ nhông cổ xưa nhất thế giới trong một mỏ đá ở Siberia. Bốn hóa thạch xương sống của kỳ nhông, bao gồm cả đốt sống cổ đầu tiên với nhiệm vụ nâng đỡ hộp sọ, được khai quật tại mỏ đá Berezovsky, Siberia, theo truyền thông đưa tin hôm thứ Năm. Mỏ đá này cũng lưu giữ vết tích của nhiều sinh vật tiền sử khác như khủng long, cá, bò sát và động vật hữu nhũ.
Kỳ nhông mới phát hiện được đặt tên là Egoria malashichev, dài khoảng 20 centimét. Nó có thể từng bơi cùng các sinh vật biển như cá mập, thằn lằn biển và bọ cạp khổng lồ. "Dựa vào thông tin từ hóa thạch, kỳ nhông xuất hiện lần đầu vào giữa kỷ Jura, bao gồm đại diện của cả những loài kỳ nhông ngày nay và những loài nguyên thủy nhất,” ông Pavel Skutschas, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, giáo sư Sinh học tại Đại học St. Petersburg, cho biết.
Việc phát hiện đốt sống cổ đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó cho phép các nhà khoa học nhận diện được loài mới với các thông tin đặc trưng, riêng biệt. Họ cũng tìm thấy một số loài kỳ nhông khác tại mỏ đá Berezovsky, trong đó có kỳ giông Urupia monstrosa dài khoảng 60 centimét, sống cách đây 165 triệu năm.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT