Kinh Doanh

Payless Shoe khai phá sản, nạn nhân của thặng dư và bán hàng trên internet

Thursday, 06/04/2017 - 08:33:35

Tuy nhiên gần đây lãnh địa giày dép này gặp phải khó khăn vất vả. Theo Moody's cho biết, mức thu nhập của Payless đã giảm 4%, từ tháng 10 năm 2015 cho tới tháng 10 năm 2016.


Được mở tiếp hay sẽ bị đóng?
Một người đang đi ngang một tiệm Payless Shoe Source ở San Francisco vào ngày thứ Tư. Công ty Payless Shoe Source đặt trụ sở tại Kansas đã khai phá sản và sẽ đóng gần 400 tiệm trên toàn quốc. Chung quanh khu phố Little Saigon tại Quận Cam có nhiều tiệm Payless Shoe, kể cả một cửa hàng lớn trong Westminster Mall. (Justin Sullivan/ Getty Images)


Payless Shoe Source đã trở thành công ty bán lẻ lớn mới nhất tại Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chánh. Công ty này nộp đơn xin khai phá sản theo Chương 11 vào ngày thứ Ba vừa qua, và loan báo kế hoạch tái cơ cấu. Trong kế hoạch này có việc đóng cửa ngay lập tức 400 cửa hàng ở Mỹ và Puerto Rico. Payless Shoe chưa công bố danh sách các tiệm bị đóng, nhưng người ta tiên đoán có nhiều tiệm tại Nam California, nơi có quá nhiều tiệm gần nhau, kể cả một cửa hàng rất lớn nằm trong thương xá Westminster Mall cạnh khu phố Little Saigon.

Nhiều tiệm Payless Shoe khác cũng có thể bị đóng trong thời gian tới. Payless nói rằng họ sẽ làm giảm bớt gần một nửa mức nợ của họ, và làm tăng sự hiện diện của họ trong không gian thương mại điện tử.
Ông W. Paul Jones, viên chức điều hành chính của Payless nói trong thông báo, “Đây là một quyết định khó khăn nhưng cần thiết, được thúc đẩy bởi những mối thách thức tiếp diễn của môi trường bán lẻ, càng lúc càng mãnh liệt hơn. Chúng tôi sẽ xây dựng một Payless mạnh mẽ hơn cho các khách hàng, các nhà bán hàng và cung cấp hàng hóa, các cộng sự viên, các đối tác kinh doanh, và các bên liên quan khác của chúng tôi, thông qua tiến trình này.”

Cửa hàng bán giày này được thành lập vào năm 1956 tại Topeka, Kansas, trong thời kỳ phát đạt sau chiến tranh, và rốt cuộc mở rộng ra tới khoảng 4,400 địa điểm tại hơn 30 quốc gia. Công ty tập trung vào “giày dép hàng ngày và trong những dịp đặc biệt, với giá cả phải chăng.” Công ty tự quảng cáo là “hãng bán lẻ giày dép gia đình đặc biệt lớn nhất ở Tây Bán Cầu.”

Tuy nhiên gần đây lãnh địa giày dép này gặp phải khó khăn vất vả. Theo Moody's cho biết, mức thu nhập của Payless đã giảm 4%, từ tháng 10 năm 2015 cho tới tháng 10 năm 2016.

Áp lực thị trường ảnh hưởng đến nhiều đại công ty bán lẻ từng có vẻ không hề chiến bại.
Trong ba tháng đầu năm 2017, chín công ty bán lẻ lớn nộp đơn xin phá sản theo Chương 11, theo đài CNBC đưa tin.  “Điều này làm cho ngành bán lẻ đạt số lượng cao nhất của những những vụ nộp đơn như thế, tính từ năm 2009, khi 18 công ty bán lẻ phải làm hành động đó.”

Trong tháng qua, Moody's liệt kê 19 công ty bán lẻ là đang gặp khó khăn về tài chánh. Trong số đó, có Sears, J. Crew and Gymboree. Macy's, J.C. Penney, RadioShack, và The Limited, chỉ là mấy hãng trong số các công ty đã loan báo những vụ đóng cửa trong năm nay.

Sự vươn lên của Amazon và việc mua sắm trên mang internet thường được coi là một nguyên nhân gây rắc rối cho các cơ sở bán lẻ trên đất.

Mô hình của các hãng bán lẻ trên mạng đang thắng. Họ có sức cạnh tranh mạnh hơn về giá cả. Họ có danh mục hàng hóa tốt hơn, và mức độ tiện lợi của họ là cao hơn.

Như Richard Hayne, giám đốc điều hành của Urban Outfitters chỉ ra cho thấy, điều đó không giúp ích được gì ca. So với thị trường gia cư, thị trường bán lẻ bị bão hòa quá mức.

Ông Hayne nói, “Số lượng bộ vuông bán lẻ tính trên đầu người ở Hoa Kỳ là nhiều gấp sáu lần so với Âu Châu hoặc Nhật Bản. Và điều này không có tính thương mại điện tử. Khác với ngành gia cư, ngành bán lẻ của chúng tôi, đã chứng kiến quá nhiều dung lượng bộ vuông được thêm vào trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Hàng ngàn cánh cửa mới được mở ra, và tiền thuê tăng vọt. Điều này tạo ra một tình trạng bong bóng, và giống như thị trường gia cư, trái bong bóng đó đã nổ tung.”

Deborah Rieger-Paganis, giám đốc quản trị của công ty cố vấn AlixPartners, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với báo Washington Post, “Chúng tôi có lượng hàng được lưu trữ quá mức. Đó là điều đang gây khó khăn cho một khu thương xá, một trung tâm mua sắm, và một địa điểm độc lập.”
Hơn nữa, những cửa hàng đó có thể ở sai chỗ.

Khi Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc Đại Suy Thoái với sự kết thúc của Đệ Nhị Thế Chiến, dân chúng đổ xô tới những vùng ngoại ô mới được xây dựng. Mặc dù các vùng ngoại ô vẫn có được những mức tăng trưởng cao, “dân số đô thị của nước Mỹ tăng 12,1% từ năm 2000 đến năm 2010, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung của cả nước là 9,7% trong cùng thời kỳ,” theo cuộc điều tra dân số năm 2010 cho biết.

Rieger-Paganis nói, “Có rất nhiều khu thương xá ngoại ô, nhưng người ta đang dời về lại các thành phố. Nếu không có các khách hàng mua sắm ở đó, “những địa điểm ấy không còn hoạt động tốt được nữa.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT