Mẹo Vặt

Nồi thủy tinh nổ trên bếp

Wednesday, 20/08/2014 - 05:05:15

Hôm nay, xin mời các bạn chia sẻ vấn đề của một độc giả ở miền Trung Bắc Hoa Kỳ:
“Xin chào cô Hằng, tôi ở tiểu bang xa xôi lạnh lẽo Iowa, xin cô hình dung nơi đây Des Moines thành phố nhỏ (tình đồng hương hơi âm ấm!), có vài chợ Việt Nam nên có báo Viễn Đông, Người Việt, Việt Báo,

Vũ Hằng


Nồi niêu bằng thủy tinh có nhiều tiện lời như sạch sẽ, dễ chùi rửa…


Hôm nay, xin mời các bạn chia sẻ vấn đề của một độc giả ở miền Trung Bắc Hoa Kỳ:

“Xin chào cô Hằng, tôi ở tiểu bang xa xôi lạnh lẽo Iowa, xin cô hình dung nơi đây Des Moines thành phố nhỏ (tình đồng hương hơi âm ấm!), có vài chợ Việt Nam nên có báo Viễn Đông, Người Việt, Việt Báo, Việt Tide, báo về trễ một tuần, có báo trả tiền hoặc không, hoặc báo này có ngày hôm nay thì báo khác không có. Tôi đọc mục “Mẹo Vặt Ích Lớn” phải trên 10 năm hơn nghe cô Hằng. Có mục như về việc lái xe “chùa” xuyên bang … lâu lăm rồi thì phải , tôi rất thích và nghĩ rằng nếu còn trẻ và có con cháu giúp đỡ (về Anh Văn) tôi sẽ áp dụng liền tức khắc, mà bởi tại vì, hỡi ơi …. già rồi đành “ngậm một mối tiếc nuối”. Hôm nay xin cô giải đáp cho một chuyện nho nhỏ thôi, đặc biệt là xin trả lời theo email, vì theo báo thì tôi không đọc được. Mấy cái nồi niêu xoon chảo đó cô, bây giờ trên “net” khuyên nên dùng loại inox hay thủy tinh. Vậy loại bằng thủy tinh có ghi chú: oven or microwave safe thì tôi có thể nấu hay chiên xào trên bếp gas hay điện được không cô? Vì ngày hôm qua đây nè, một lần tôi nấu canh ngon lành đẹp đẽ quá, thừa thắng xông lên, tôi chiên khoai tây cho ít dầu và nước, đang chiên thấy khô quá bèn đổ vào miếng nước: thế là nổ bốc một cái tan tành cái nồi thủy tinh luôn, trong khi tôi đứng cách xa 0.50 m vội vàng tắt lửa, an toàn trên xa lộ hú vía! Cám ơn cô Hằng rất rất nhiều. Kính chúc Ban Biên Tập và cô luôn an mạnh.”




Nhưng cần phải theo sát hướng dẫn về sử dụng để khỏi xảy trường hợp nồi thủy tinh bị vỡ vụn trong lúc nấu nướng

Góp ý của Vũ Hằng

Cám ơn cô đã đọc Viễn Đông và có lời khích lệ cho tác giả của "Mẹo Vặt Ích lớn".
Bài lái xe "chùa" xuyên bang đã lâu rồi mà cô vẫn nhớ, chứng tỏ cô thích du lịch lắm! Như vậy thì cô vẫn còn trẻ. Trẻ hay già là ở tâm hồn mình cô ạ.

Hằng cũng thích lái xe du lịch xuyên bang. Gần như năm nào cũng có đi một lần. Muốn lái xe “chùa”, mình phải theo lịch làm việc của họ. Không có giờ để chiều họ, thôi đành lái xe của mình chứ không thể nào bỏ cuộc du lịch. Dọc đường vợ chồng thay phiên nhau lái, thú vị lắm. Có lần tâm hồn bay bổng vì cảnh đẹp bên đường, vô tình không để ý tốc độ, nên H. "xơi" ngay một vé phạt vì tội overspeed. Sau đó còn được ông xã phê là "thục nữ của nước Mỹ …. có khác!" Ổng chọc quê Hằng đó, cô ạ!

Sử dụng nồi thủy tinh

Về vụ nồi thủy tinh của cô bị nổ trên bếp, thì đúng là một tai nạn, nhưng dù sao chăng nữa Hằng cũng xin chia vui vì cô đã được bình yên sau một cơn "hú vía".

Nồi niêu thủy tinh có nhiều điểm lợi, như sạch, sáng, "non-reactive", nghĩa là chất liệu làm nồi không nhả độc chất trở lại vào thực phẩm của mình. Nhưng nổ, và bể là điểm yếu nhất của nó. Nhiều người khác dùng nồi thủy tinh cũng đã bị như vậy.

Nếu vẫn thích nồi thủy tinh do những ưu điểm của nó thì xin cô lưu ý những điểm sau:
- Xem kỹ lời dặn của nhà sản xuất về sai biệt nhiệt độ tối đa nồi có thể chịu đựng được là bao nhiêu (thường là 300 độ, có thể hơn, tùy nhà sản xuất)

- Không bao giờ dùng nồi để nấu thực phẩm khô, lạnh. Luôn luôn phải có nước, chạm đến đáy nổi.

- Đề phòng rủi ro khi chiên với dầu. Vì, khi cho thêm nước, thì dầu và nước không hợp nhau, gây phản ứng, từ đó làm ngòi nổ cho nồi thủy tinh.

Nếu không thích dùng nồi thủy tinh, chúng ta có thể dùng thứ khác, nhưng luôn luôn phải là thứ "non-reactive" nghĩa là "chất liệu làm nồi không tác dụng với thực phẩm, và không nhả độc chất kim loại vào thực phẩm của mình khi bị đốt nóng, gây ô nhiễm, độc hại." Xét dưới tiêu chuẩn đó thì có nồi đất, nồi sứ, nồi Inox tiếng Mỹ bây giờ gọi là Stainless Steel.

Nếu được phép, Hằng xin đề nghị chúng ta KHÔNG nên dùng những sản phẩm sau đây:

- Nồi Nonstick: Sản phẩm này được quảng cáo khá rầm rộ trong nhiều năm về đặc tính Nonstick, nghĩa là thực phẩm không dính vào đáy nồi, nhờ đó việc lau chùi rửa ráy được dễ dàng. Nhưng loại nồi này lại có một khuyết điểm rất nguy hại, đó là chất mạ “nonstick” có thể nứt ra, nhiễm vào thực phẩm, dẫn đến hậu quả không hay về lâu dài.

- Nồi aluminium (nhôm) và nồi copper (đồng), nếu không được mạ hoặc bọc, thì cũng không nên dùng, bởi vì các kim loại này được chứng minh là không tốt.

Kinh nghiệm của cô chắc chắn giúp ích cho nhiều chủ bếp khác. Hằng xin phép được nêu vấn đề của cô lên báo và sẽ trình bày chi tiết hơn cho mọi người rút kinh nghiệm. Hy vọng cô có dịp đọc được số báo này.

Vuhang231@yahoo.com

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT