Thế Giới

Nhìn lại năm 2016: Xáo trộn chính trị ở Mỹ, Anh, ô nhiễm biển Vũng Áng

Saturday, 31/12/2016 - 10:58:51

Nhưng bà phải đối diện với một vấn đề lớn đang gia tăng. Trong tháng Mười, một nhóm chiến binh mới đã tấn công các đồn biên phòng gần Bangladesh ở phía tây của Miến Điện.
Và sau hết phải nói tới Việt Nam.

Người dân đã leo lên tường của công ty Formosa trong ngày biểu tình Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016 tại Vũng Áng. (Facebook Giới Trẻ Dũ Yên)


Từ khủng bố và chiến tranh cho tới Brexit (nước Anh rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu) và ông Donald Trump, không thiếu những tin tức quốc tế hàng đầu trong năm nay xuất hiện trên báo chí Việt ngữ.

Khủng bố, di cư, Brexit, và sự nổi lên của các đảng chính trị cực hữu, đã hoàn tất một năm đầy biến động tại Âu Châu.

Cuộc tấn công vào ngày lễ quốc khánh nước Pháp ở Nice đã giết chết 86 người. Cuộc tấn công vào khu chợ Giáng Sinh ở Berlin, đã giết chết 12 người. Hai vụ tấn công này kết thúc một năm 2016 đầy bạo động, và thúc đẩy một cuộc tranh cãi rộng hơn về vấn đề di dân và chống khủng bố.

Dựa trên nguyên tắc di chuyển tự do, người ta có thể đi khắp Liên Hiệp Âu Châu (EU) mà không cần phải có passport. Nguyên tắc ấy đã bị thử thách trong năm nay, khi hàng trăm ngàn người chạy trốn cuộc chiến ở Syria và những cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông. Làn sóng người tị nạn và di dân đã tràn vào các nước EU.

Phong trào cực hữu cũng ảnh hưởng đến tình hình thời sự toàn cầu lớn nhất trong năm: Brexit.
Việc nước Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi EU đã gây kinh ngạc cho nhiều người, nhưng tác động lâu dài vẫn chưa rõ.

2016 là một năm khá sôi động trong nền chính trị Mỹ, và từ một góc độ toàn cầu.
Việc ông Trump vươn lên, trở thành người được đảng Cộng Hòa đề cử làm ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, và sau đó đánh bại bà Hillary Clinton, đã gây bất ngờ cho nhiều bình luận gia.

Thành công sau cùng của ông đã cho thấy sự sai lầm các cuộc thăm dò dư luận. Nhiều người xem kết quả bầu cử đó là sự lên tiếng bác bỏ nền chính trị lâu nay được công nhận, và tám năm cầm quyền vừa qua của đảng Dân Chủ. Người Mỹ muốn có cái gì mới, muốn thấy thay đổi cho dù người họ lựa chọn là nhân vật mang đầy thành kiến.

Một lần nữa vấn đề kiểm soát súng được chú ý nhiều tại Mỹ, với vụ nổ súng lớn nhất xảy ra tại một hộp đêm ở Orlando trong tháng Sáu giết chết 49 người.

Những bản tin quan trọng về Trung Quốc trong năm đã nói lên một điều: cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Biển Đông đã trở thành vấn đề khu vực lớn nhất tại Á Châu trong mấy năm qua.

Trong tháng Bảy, Trung Quốc bị lãnh một cú đấm rất mạnh, khi một tòa án quốc tế ở Hague phán quyết rằng đường lưỡi bò lãnh hải của Bắc Kinh không có nhiều tính cách hợp lệ lịch sử.

Tòa án này cũng đả kích việc Trung Quốc phá hoại môi trường bằng chương trình nhất quyết xây dựng các đảo trên Biển Đông.

Điều này có vẻ là tin mừng cho Phi Luật Tân, một trong sáu nước tuyên bố chủ quyền trên khu vực ấy, và là nước duy nhất đưa vấn đề này ra trước một tòa án quốc tế.

Nhưng chỉ mấy tháng sau thì tình hình lại thay đổi. Tổng thống mới của Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã đi theo một cách ngoại giao mềm mỏng hơn với cuộc tranh chấp so với chính phủ trước. Ông sẽ không dùng phán quyết của tòa án Hague để thúc đẩy vấn đề này. Ông nói rằng ông muốn Phi Luật Tân đứng về phía dòng ý thức hệ của Trung Quốc.

Giữa luc ông Rodrigo Duterte trở nên thân thiện hơn với Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn phải chứng kiến một đồng minh lâu đời có bỏ đi hay không. Kể từ đó Bắc Kinh hứa sẽ đầu tư hàng tỷ Mỹ kim vào Phi Luật Tân.

Tổng Thống đắc cử Donald Trump Mỹ sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào? Trong tháng này, Trung Quốc đã tịch thu một chiếc tàu lặn quân sự không người lái, ở không xa bờ biển Phi Luật Tân. Sau mấy ngày trao đổi ngoại giao, Bắc Kinh trả lại chiếc máy bay ấy. Nhưng Tổng Thống đắc cử Trump lên Twitter và gọi đó là vụ trộm cắp. Người ta không thật sự biết chắc về cách tiếp cận của Tổng Thống Trump sẽ như thế nào trong năm mới.

Tại Đông Nam Á, sự kiện lớn nhất ở Thái Lan trong năm nay là cái chết của quốc vương Bhumibol Adulyadej trong tháng Mười, sau khi trị vì trong 70 năm.

Ở nước láng giềng Miến Điện, có một sự chuyển đổi đáng chú ý từ nhiều thập niên chế độ độc tài. Đảng của bà Aung San Suu Kyi thắng cuộc bầu cử, và tìm cách tự thiết lập.

Bà đã trải qua nhiều năm quản thúc tại gia, trong ngôi nhà cô độc của mình bên bờ hồ. Việc nghĩ rằng một người phụ nữ như thế vươn lên, giành lấy chiến thắng và hoàn thành giấc mơ của nhiều người, là một khoảnh khắc lịch sử tuyệt vời để thưởng thức.

Nhưng bà phải đối diện với một vấn đề lớn đang gia tăng. Trong tháng Mười, một nhóm chiến binh mới đã tấn công các đồn biên phòng gần Bangladesh ở phía tây của Miến Điện.
Và sau hết phải nói tới Việt Nam.

Vào mùa xuân, người ta chứng kiến cảnh tượng phe cánh Nguyễn Tấn Dũng bị rớt đài trước võ sĩ hạng ruồi Nguyễn Phú Trọng. Với Trọng nắm chặt chức tổng bí thư đảng, nhóm lãnh tụ tại Hà Nội cho thêm hai nhân vật mới là chủ tịch nước Trần Đại Quang, một tướng công an (làm người ta liên tưởng tới Vladimir Putin xuất thân từ khối tình báo ác độc KGB), và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một nhân vật hài trong bộ ba diễn viên Trọng-Quang-Phúc. Năm 2016 sẽ được nhớ là năm Phúc nói câu “Ma dze in Vietnam.”
Cũng từ cuộc hất cẳng của Nguyễn Tấn Dũng đã đưa đến sự việc một số đàn em Dũng bị Trọng đánh trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi.” Chiến dịch này chẳng làm cho Việt Nam bớt tham nhũng, chỉ có những kẻ từng vơ vét của cải của người dân, bỏ mặc cho dân đói kém, cuốn gói bỏ chạy ra ngoại quốc. Chẳng hạn như Trịnh Xuân Thanh.

Đáng buồn và đáng giận nhất là sự vô cảm của nhà cầm quyền Hà Nội trước nỗi khổ của hàng triệu ngư dân sống ở miền Trung, đặc biệt là ở Hà Tĩnh, nơi mà vụ ô nhiễm nước biển do xưởng kỹ nghệ hóa học của Formosa gây ra từ tháng Tư tại Vũng Áng mà đến cuối năm người dân vẫn không thể ra biển như trước đây. Họ phải ra khơi xa hơn, mang lưới cá đi đánh bắt rất xa bờ để tránh tôm cá bị nhiễm độc, và có khi phải đánh cá lậu ở các nước khác, tới tận hải phận Úc.

Trước hậu quả ô nhiễm môi trường mà chắc chắn sẽ kéo dài nhiều năm, Formosa chỉ đồng ý bồi thường $500 triệu Mỹ kim, và cho đến cuối năm 2016, hầu hết các ngư dân chưa nhận được sự bồi thường xứng đáng nào từ món tiền quá nhỏ so với sự thiệt hại này. Vào họ đã xuống đường, đã biểu tình với số người lên tới cả chục ngàn người. Nhưng cho đến cuối năm, người dân ở Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận vẫn tiếp tục nhận sự vô cảm, những lời hứa suông từ phía nhà cầm quyền.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT