Người Việt Khắp Nơi

Nguyễn Thanh Việt đoạt giải Dayton hòa bình

Thursday, 13/10/2016 - 10:32:40

Ông nói, “Một liều lượng mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện thực phi tình cảm, trộn với một chút chủ nghĩa lý tưởng hoang dã, đó là một cách thức để tưởng tượng ra tôi cố gắng làm gì thông qua cuốn The Sympathizer.”

Bìa sách của Nguyễn Thanh Việt


Cuốn tiểu thuyết đoạt giải thưởng Pulitzer của Nguyễn Thanh Việt, nhà văn người Mỹ gốc Việt, tựa đề là The Sympathizer (Cảm Tình Viên), đã giành được giải hòa bình văn chương Dayton. Đây là một giải thưởng duy nhất “đề cao sức mạnh của văn chương trong việc thăng tiến hòa bình, công bằng xã hội, và sự hiểu biết trên toàn cầu.”

Cuốn tiểu thuyết của Việt, người được trao giải Pulitzer trong mùa xuân năm nay, nhìn vào di sản của cuộc chiến tranh Việt Nam, thông qua câu chuyện của một điệp viên nhị trùng. Giải thưởng Dayton có trị giá $10,000 Mỹ kim.

Giải này được thành lập ở thành phố Dayton, tiểu bang Ohio khởi nguồn từ hiệp định hòa bình Dayton đưa đến sự kết thúc cuộc chiến ở Bosnia năm 1995. Ban tổ chức giải thưởng gọi cuốn tiểu thuyết của ông Việt là một “tác phẩm đầu tay sâu sắc, gây kinh ngạc, và có kết cấu đẹp đẽ... cả truyện gián điệp hấp dẫn lẫn việc thăm dò sắc sảo về chính trị cực đoan.”

Bà Sharon Rab là người sáng lập kiêm đồng chủ tịch của sáng hội giải thưởng hòa bình văn chương Dayton. Bà Rab nói, “Cuốn The Sympathizer, cùng với cuốn Nagasaki của Susan Southard, kể về tác động của chiến tranh hạt nhân và được trao giải thưởng văn chương phi giả tưởng, cung cấp “những câu chuyện cảnh giác cũng những những cột mốc hướng dẫn, để đưa chúng ta đến một sự hiểu biết lớn hơn về những người ban đầu được coi là kẻ thù.”

Rab nói, “Người thắng giải năm nay nhắc nhở chúng ta rằng những hậu quả của chiến tranh gây chấn động trong nhiều năm, và thường trong nhiều thế hệ sau khi các hiệp ước được ký kết.”

Nguyễn Thanh Việt cho biết ông rất lấy làm vinh dự được giải thưởng Dayton, vì “giải này công nhận rằng trong khi viết về chiến tranh, tôi cũng hy vọng có hòa bình.”

Nhà văn nói, “Là một người theo chủ nghĩa hiện thực, tôi không tin vào hòa bình. Là một người theo chủ nghĩa lý tưởng, tôi lại phải tin vào điều đó. Chúng ta đang sống trong thời buổi đẫm máu và sợ hãi, nhưng tôi nghĩ lại, chỉ mấy thiên niên kỷ trước đây, trí tưởng tượng con người của chúng ta từng bị giới hạn ở bộ lạc chúng ta. Chủ nghĩa hiện thực có nghĩa là nhìn thấy thế giới xa hơn đường chân trời. Bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy xa hơn, và trí tưởng tượng của chúng ta mở rộng vượt xa chân trời.”
Tác giả này cũng đang được đề cử một giải thưởng sách National dành cho thể loại phi giả tưởng, cho cuốn 'Nothing Ever Dies' (Không Có Gì Chết), một cuộc điều tra về di sản của cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông gợi ý rằng “có lẽ các nhà văn có cái gì để làm với việc mở rộng trí tưởng tượng xảy ra trong khi chúng ta, với tư cách là một chủng loại, đã cùng lần mò với nhau đi tới cuối chiến tranh, xung đột, bạo lực và ngược đãi.”

“Vai trò của các nhà văn trong những nỗ lực nửa đui mù này là hai mặt. Chúng ta có thể mô tả điều tệ hại nhất của những việc mà con người làm cho nhau, và khi làm như vậy chúng ta có thể nhắc nhở các độc giả, và cả chính chúng ta, rằng thói vô nhân đạo là một phần của nhân loại. Đối diện với sự thật tàn nhẫn ấy, chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra điều tốt nhất mà nhân loại có thể làm được, và bằng cách cung cấp một viễn kiến, một cách thức để vượt qua đà tiến của những cuộc xung đột trong quá khứ và nỗi cay đắng được kế thừa, quán tính của việc chấp nhận sự tàn bạo của chúng ta.”

Ông nói, “Một liều lượng mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện thực phi tình cảm, trộn với một chút chủ nghĩa lý tưởng hoang dã, đó là một cách thức để tưởng tượng ra tôi cố gắng làm gì thông qua cuốn The Sympathizer.”

Trong khi đó nữ ký giả Southard nói rằng bà nhận giải thưởng này “để tưởng nhớ hàng trăm ngàn người chết cách đây 71 năm [tại Nagasaki], và trong những năm sau đó, cũng như nhớ đến vô số nhiều người phải đối diện trước những nỗi kinh khiếp sâu sắc và dài hạn hãi hạn của cuộc sống còn sau chiến tranh hạt nhân.”

Nhà báo này nói, “Nỗi đau khổ hằng ngày của họ vẫn bị che khuất bởi những hình ảnh mang tính biểu tượng của những đám mây nguyên tử bốc lên ở Nagasaki và Hiroshima, hoặc bị làm giảm bớt bởi những lời biện minh say mê cho việc dùng những trái bom. Hòa bình là một nỗ lực gian khổ, và không thể nào đạt được nếu không có một sự cam kết tìm hiểu mức tổn hại đau thong, mà những hành động của chúng ta gây ra cho những người khác.”

“Xin tỏ lòng biết ơn sâu xa nhất của tôi với giải thưởng văn chương hòa bình Dayton, những người sống sót đã tin cậy tôi với những câu chuyện của họ, và tất cả những người hibakusha ở Nagasaki. (Hibakusha là những người sống sót trong các vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima hay Nagasaki vào năm 1945), quá khứ và hiện tại, những người đã nhiệt thành tranh đấu để bảo đảm rằng Nagasaki vẫn là thành phố cuối cùng bị ném bom nguyên tử trong lịch sử.”

Nguyễn Thanh Việt và Susan Southard sẽ được giới thiệu với các giải thưởng của họ vào ngày 20 tháng 11, 2016.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT