Thế Giới

Ngoại trưởng Mỹ không từ chức dù gọi Trump "ngu đần"

Wednesday, 04/10/2017 - 08:16:49

Trong một cuộc họp ông Tillerson đã chỉ trích ông Trump và còn gọi ông Trump “ngu đần" (moron). Ngoại

Ngoại Trưởng Rex Tillerson tuyên bố không từ chức theo như các lời đồn đại trong mùa hè vừa qua. Trước đây hãng tin NBC News cho hay trong tháng Bảy, rằng Ngoại Trưởng Tillerson đã bàn về chuyện ra đi, nhưng Phó Tổng Thống Mike Pence đã khuyên ông hãy ở lại.
Ông Tillerson nói trong một cuộc họp báo ngày thứ Tư, “Ngài Phó Tổng Thống chưa bao giờ khuyên tôi cái gì, vì tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phải từ chức.”
Tổng Thống Trump đã viết trên Tweeter như sau, “NBC News làm tin giả, còn tệ hại hơn cả CNN, họ cần phải xin lỗi.”
NBC News cho hay trong một cuộc họp ông Tillerson đã chỉ trích ông Trump và còn gọi ông Trump “ngu đần" (moron).
Ngoại Trưởng Rex Tillerson lên tiếng bác bỏ chuyện ông có ý định ra đi, nhưng có vẻ ông không chối cãi chuyện ông từng mô tả Tổng Thống Trump là “ngu đần” trong một cuộc tranh luận sôi động ở Bộ Quốc Phòng về chính sách ngoại giao với các cố vấn của ông Trump.

Putin dọa: Mỹ sẽ thất bại nếu tấn công Bắc Hàn
Tổng Thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư lên tiếng nhận định là “nếu một cuộc chiến nổ ra nhằm tiêu diệt chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn,” ông nghĩ là cuộc chiến này sẽ không thành công, vì Bình Nhưỡng có thể giấu giếm các kho quân sự bí mật khác mà không ai biết được cả.
Tuy Tổng Thống Donald Trump đe dọa sẽ “hoàn toàn tiêu diệt” Bắc Hàn, nhưng Nga phản đối kế hoạch này một cách mạnh mẽ. Thay vào đó Moscow chủ trương nên dùng hai phương pháp là sức ép kinh tế và đường lối ngoại giao áp dụng với Bắc Hàn.
Putin nói, “Liệu đánh bằng quân sự sẽ giải giới Bắc Hàn? Vâng, có thể lắm, nhưng liệu chuyện này có đạt mục tiêu mong muốn hay không thì chúng ta không biết. Không ai có thể biết 100% chuyện gì ở Bắc Hàn cả, quốc gia này quá khép kín.”
Ông Putin còn cho hay Nga có lý do để lo vì tầm bắn hỏa tiễn thử của Bắc Hàn chỉ cách biên giới Nga có khoảng 125 dặm.

Iraq: Quân đội tấn công chiến lũy cuối của IS
Quân đội đã tấn công thị trấn Hawija trong đợt tấn công dứt điểm các ổ kháng cự sau cùng của nhóm IS trên đất Iraq. Các chỉ huy quân đội cho hay các lực lượng như quân đội, lực lượng đặc nhiệm cảnh sát và dân quân của Iraq đã tiến vào trung tâm thị trấn, sau khi cuộc tấn công mở màng vào sáng thứ tư.
Trước đó hai ngày, quân đội Iraq cũng chiếm được căn cứ không quân Rashad ở phía nam do IS nắm giữ. Trong vài tháng qua, nhóm IS thua tơi tả trên khắp Iraq. Kể từ khi thành phố Mosul được tái chiếm trong tháng 7, lực lượng IS bị quét ra khỏi thành phố Tal Afar cạnh bên.
Quân đội Iraq tiến sâu dọc theo con sống Euphrates về phía tây, đến sát biên giới với Syria. Hoa Kỳ dã yểm trợ phi pháo cho cuộc chiến tái chiếm Hawija bắt đầu từ ngày 21 tháng 9. Thị trấn này nắm cách thủ đô Baghdad khoảng 135 dặm vế phía bắc.

EU cố bảo vệ hiệp ước nguyên tử với Iran
Một nhà ngoại giao cao cấp của khối EU hôm thứ tư cho hay “các quốc gia Châu Âu sẽ làm mọi cách nhằm bảo vệ hiệp ước nguyên tử mà các cường quốc đã ký kết với Iran.” Helga Schmid là Tổng Thư Ký về Ngoại Giao của khối EU, nói ở thành phố Zurich của Thụy Sĩ như sau, “Hiệp ước này không phải song phương mà là da phương, với tư cách là các thành viên của Châu Âu, chúng tôi sẽ làm mọi chuyện trong khả năng nhằm duy trì hiệp ước.”
Ngày 15 tháng 10 là hạn cuối để các cường quốc có công nhận Iran đã làm đúng bổn phận của mình theo hiệp ước hay không. Tuy Mỹ cũng là cường quốc ký kết, song Tổng Thống Trump cứ cân nhắc là liệu hiệp ước có phục vụ cho quyền lợi an ninh quốc gia của Hoa Kỳ hay không. Ông Schmid nói như sau, “Thế giới không nên có thêm môi lo lắng thứ nhì về nguyên tử, một ở Bắc Hàn là quá đủ rồi“

Syria: Thủ lãnh đồng minh al- Qaida bị thương nặng
Nga loan báo là trong một phi vụ oanh kích của các chiến đấu cơ Nga ở Syria, một thủ lãnh nhóm du kích đồng minh với al-Qaida dã bị thương nặng cùng với 12 phụ tá của người này. Bộ Quốc Phòng Nga cho biết thủ lãnh này tên Abu Mohammed al-Jawlani và đã bị bắn gãy hết tứ chi trong một vụ oanh kích hôm qua ở tỉnh Idlib ở phía bắc Syria.
Nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đang có cuộc họp các viên chỉ huy thì bị máy bay Nga tấn công. Hiện nay nhóm du kích Hồi giáo này chưa lên tiếng về bản tin từ phía Nga. Hãng tin Iba có liên hệ đến nhóm HTS loan tin máy bay Nga oanh kích một phi trường và một tòa án, giết chết 3 người và làm bị thương nhiều người khác. Trong tháng 7 năm nay, Nga cũng từng nói có thể họ đã tiêu diệt thủ lĩnh nhóm IS là Abu Bakr al-Baghdadi, nhưng cho tới nay vẫn chưa có xác nhận chính thức về chuyện này.

Bắc Hàn thiếu điện trầm trọng
Người ta đọc được hàng chữ “Đây là quốc gia phú cường và mạnh mẽ” trên cổ máy đã ngừng chạy của nhà máy thủy điện Wonsan Số 5 của Bắc Hàn, nhưng khi nói về điện thì Bắc Hàn là quốc gia “yếu xìu.”
Kim Chính Vân hò hét chuyện “nướng Tổng Thống Trump bằng lửa” nhưng 70 năm sau cuộc cách mạnh Cộng Sản và thành lập Bắc Hàn, quốc gia khép kín này vẫn lâm vào tình trạng thiếu điện trầm kha. Chỉ cần nhìn lên bảng đồ chụp hai miền nam bắc Triều Tiên vào ban đêm do vệ tinh Hoa Kỳ cung cấp cũng thấy rõ chuyện này.
Nam Hàn và Trung Quốc “sáng choang” còn toàn bộ Bắc Hàn thì “tối thui,” trừ Bình Nhưỡng còn le lói chút đỉnh. Các panel thu điện năng mặc trời ngự trị khắp nơi còn sinh viên tối phải mò ra công viên hay đường phố nhờ đèn đường soi rọi mà học hành. Bắc Hàn đã đi thụt lùi với người Cộng Sản vì vào thời bị Nhật đô hộ, miền bắc đã là khu công nghiệp còn miền nam là khu nông nghiệp “lạc hậu tối tăm”

Úc sẽ nóng bức trong mùa hè
Hai thành phố lớn nhất của Úc là Sydney và Melbourne sẽ có những ngày mà nhiệt độ lên tới 50 độ C (122 độ F) chỉ trong vài thập niên tới. Đó là cảnh báo của các nhà khoa học, khi họ bảo là dù có tuân theo các quy tắc của Hiệp Ước Khí Hậu Paris 2015 là chỉ tăng 2 độ C thôi thì vào những ngày hè, nhiệt độ của hai thành phố Úc này cũng sẽ rất cao.
Vào năm 2013, Sydney đã đạt con số nhiệt độ cao kỷ lục là 45.8% độ C, trong lúc Melbourne ghi nhận còn cao hơn với 46.4% độ C vào năm 2009. Các khảo sát khí hậu chỉ dành cho hai bang Victoria và New South Wales, nhưng các khoa học gia cảnh cáo “phần còn lại của cả nước Úc cũng sẽ ghi nhận gia tăng nhiệt độ tương tự.”
Tiến sĩ Sophie Lewis, thuộc Đại Học Quốc Gia Australian cho hay, “Một trong những năm nóng nhất hiện nay là năm 2015 sẽ là chuyện thường ngày vào năm 2025 ở Úc.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT