Hoa Kỳ

Ngành may mặc bị ảnh hưởng vì California tăng lương tối thiểu

Saturday, 16/04/2016 - 10:04:19

Trong năm 1997, khi các hãng may tuôn ra ngoại quốc, American Apparel bắt đầu may áo T-shirt vải bông ở Los Angeles, và trả lương cho các công nhân của họ cao hơn so với mức lương tối thiểu. Vào thời điểm đó, ngành may địa phương nghĩ rằng công ty này thế nào cũng sẽ đến ngày mạt vận. Nhưng công ty đã chứng minh rằng những người gièm pha như thế là sai, và sự thành công của công ty đã tạo hứng khởi cho những hãng may khác đạt được thành công ở Los Angeles.

Các nhân viên bị sa thải đã biểu tình bên ngoài trụ sở của American Apparel tại Los Angeles trong năm 2015. Hãng thời trang này đã cho nghỉ thêm nhân viên trong năm nay vì sự tăng lương tối thiểu của California. (Mark Ralston/ Getty Images)


Los Angeles từng là trung tâm của ngành may quần áo, thu hút những người mua từ khắp nơi trên thế giới tới những nhà máy may quần áo, những phòng trưng bày hàng mẫu, và xưởng thiết kế. Nhưng trong những năm gần đây, lao động rẻ ở hải ngoại đã lôi kéo nhiều hãng may đưa việc làm ra nước ngoài, giao cho những hãng ngoại quốc ở những nơi xa xôi như Trung Quốc và Việt Nam.

Hiện nay các công ty Los Angeles đang gặp phải một trở ngại lớn, đó là mức lương tối thiểu của California tăng lên $15 một giờ vào năm 2022. Trở ngại này có thể thúc đẩy thêm nhiều các hãng sản xuất y phục phải rời khỏi tiểu bang.

Trong tuần qua, American Apparel, công ty sản xuất quần áo lớn nhất tại Los Angeles, nói rằng họ có thể chuyển công việc tạo ra một số sản phẩm may cho một hãng sản xuất tại Hoa Kỳ, và cắt bỏ khoảng 500 việc làm tại địa phương. Công ty vẫn dùng khoảng 4,000 nhân công tại Nam California.

Ông Sung Won Sohn, một kinh tế gia tại trường đại học Cal State Channel Islands và là một cựu giám đốc của công ty y phục Forever 21, nói với nhật báo Los Angeles Times trong tuần qua về tình trạng may mặc trong vùng, “Một cuộc di tản đã bắt đầu. Ngành may quần áo ở Los Angeles đang dần dần thu hẹp lại, và chiều hướng này sẽ tiếp tục.”

Trong mười năm qua, ngành may địa phương đã sụt giảm đi khá nhiều. Vào năm ngoái, Los Angeles County là nơi có 2,128 hãng may, giảm bớt 33% so với năm 2005, theo dữ liệu Nha Thống Kê Lao Động cho thấy. Trong khoảng thời gian đó, số lượng việc làm cũng giảm bớt một phần ba, xuống còn 40,500 công nhân. Trong khi đó, tiền lương tăng 17%, được điều chỉnh cho lạm phát, lên tới $698 mỗi tuần, mặc dù điều đó có thể bao gồm tiền lương cho các giới chức điều hành hàng đầu, cũng như những khoản tiền thưởng, tiền thù lao, và thời gian nghỉ phép được trả lương.

Nhiều công ty may mặc nói rằng Los Angeles là một nơi khó khăn để kinh doanh. Tiền nhà đắt đỏ và bị hạn chế, chi phí vật liệu tiếp tục tăng lên, và có thể khó tìm được những công nhân lành nghề có thể đủ khả năng tài chánh để sống trong thành phố này. Họ nhận thấy mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn nữa, sau khi việc tăng mức lương tối thiểu nâng cao thêm mức chi phí của họ.

Mức lương tối thiểu dãng đẩy nhanh hơn sự thay đổi trong ngành may ở Los Angeles từng bắt đầu cách đây mười năm, theo các chuyên gia trong ngành cho biết. Trong thập niên 1990, các biên giới được mở ra, những hãng cạnh tranh ở ngoại quốc bắt đầu giành lấy công việc kinh doanh từ các nhà máy may đồ ở Nam California.
Cuối cùng, nhiều nhãn hiệu lớn quyết định rời khỏi khu vực này, để dời đến những nơi rẻ hơn. Guess Jeans, một biểu tượng cho sự quyến rủ của California, đã chuyển công việc sản xuất sang Mexico và Nam Mỹ Châu. Chỉ mới cách đây mấy năm, hãng sản xuất denim cao cấp Hudson Jeans bắt đầu chuyển cơ sở sản xuất sang Mexico.
MGT, hãng may y phục bán cho các công ty bán lẻ, cũng đưa công việc sản xuất sang Mexico trong năm 1990, sang Trung Quốc vào đầu thập niên 2000, và sang khu vực Đông Nam Á cách mấy năm sau đó. Các thiết kế và mẫu hàng của MGT vẫn đang được làm tại Los Angeles.

Các nhà tổ chức lao động nói rằng chính lòng tham lam, chứ không phải là sự sống còn, đang thúc đẩy các hãng sản xuất quần áo rời khỏi California. Trong gần hai chục năm, American Apparel cố gắng đi ngược lại xu hướng đó.

Trong năm 1997, khi các hãng may tuôn ra ngoại quốc, American Apparel bắt đầu may áo T-shirt vải bông ở Los Angeles, và trả lương cho các công nhân của họ cao hơn so với mức lương tối thiểu. Vào thời điểm đó, ngành may địa phương nghĩ rằng công ty này thế nào cũng sẽ đến ngày mạt vận. Nhưng công ty đã chứng minh rằng những người gièm pha như thế là sai, và sự thành công của công ty đã tạo hứng khởi cho những hãng may khác đạt được thành công ở Los Angeles.

Sau nhiều năm bị thua lỗ, nay việc dời hoạt động sản xuất ra khỏi Los Angeles là điều cần thiết cho sự sống còn của American Apparel. Đánh hơi được cơ hội, các hãng may từ Las Vegas, El Paso, Texas, và Las Cruces ở New Mexico, đã đến Nam California để mời gọi, đề cao những lợi ích của việc di chuyển sự sản xuất sang tiểu bang của họ, theo kinh tế gia Sohn cho biết.

Ông Craig Johnson, một chuyên gia bán lẻ tại Customers Growth Partners, tiên đoán rằng Los Angeles có thể trở thành điều mà Thung Lũng Điện Toán ở Bắc California đang là về mặt kỹ thuật điện toán: là trung tâm cho việc thiết kế, chứ không phải cho việc sản xuất các sản phẩm. Hầu hết công việc sản xuất chip điện tử, điều đem lại danh xưng cho Thung Lũng Điện Toán, đã rời khỏi khu vực này trong thập niên 1980.

Các nhà kinh tế nói rằng những cơ sở có thể ở lại Los Angeles là các nhà máy phục vụ cho những khách hàng nào cần việc chuyển giao siêu nhanh các đơn đặt hàng, và các hãng sản xuất y phục chuyên may đồ sang trọng hơn, hoặc làm các sản phẩm cao cấp.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT