Thế Giới

NATO đưa chiến đấu cơ sang miền đông đề phòng Nga

Monday, 25/04/2016 - 11:30:26

Máy bay F-22 la loại rất tối tân vì khả năng “tàng hình” của nó khiến radar địch rất khó phát giác. Không Quân Mỹ chỉ triển khai 12 chiếc F-22 tại một căn cứ quân sự ở phía đông nước Anh.

Lần đầu tiên, kể từ khi Hoa Thịnh Đốn tăng cường thêm sự trợ giúp cho các đồng minh NATO thuộc Đông Âu, trước sự việc Nga gia tăng khiêu khích, hai chiếc F-2 được đưa sang Romania. TT Obama từng hứa sẽ gia tăng yểm trợ cho các thành viên NATO phía đông Châu Âu vì hành động sát nhập Crimea vào lãnh thổ của Nga, và Nga còn tung quân yểm trợ khiêu khích ở đông Ukraine.
Hai chiến đấu cơ F-22 Raptor đã cất cánh từ Anh bay đến phi trường Mihail Kogalniceanu ở Romania. Bay cùng với hai chiến đấu cơ còn có một máy bay KC-135 tiếp xăng trên không trung.
Daniel Lehoshi, chỉ huy biệt đội F-22 mới này, tuyên bố, “Hôm nay chúng tôi muốn chứng tỏ là có khả năng đưa máy bay F-22 đến bất cứ nơi nào mà NATO cần, trên khắp châu Âu.”
Máy bay F-22 la loại rất tối tân vì khả năng “tàng hình” của nó khiến radar địch rất khó phát giác. Không Quân Mỹ chỉ triển khai 12 chiếc F-22 tại một căn cứ quân sự ở phía đông nước Anh.

Trung Cộng liên minh với Gambia về vụ Biển Đông
Bắc Kinh đang vội vã tìm thêm kiểu đồng minh xa xôi trên thế giới ủng hộ mình trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, dù đồng minh này có ở thật xa vùng tranh chấp cũng không sao.
Khi Tòa Án quốc tế The Hague sắp ra phán quyết về Biển Đông vào tháng 5 hay tháng 6, Bắc Kinh tìm cách tìm thêm vây cánh, vì Bắc Kinh luôn từ chối giá trị ràng buộc về pháp lý của phán quyết này. Đồng minh mới nhất của Bắc Kinh là Gambia từ Phi Châu. Gambia đã ra tuyên bố ủng hộ Trung Quốc và nói rõ, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại các đảo và bãi đá cạn ở Biển Đông và vùng lãnh hải xung quanh.”
Ngoài ra Gambia còn cho là các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết song phương. Bắc Kinh cũng lên tiếng cho hay ba quốc gia khác của Đông Nam Á là Lào, Cambodia và Brunei cũng đã nghiêng về Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp này.

Bắc Hàn rao bắn thành công hỏa tiễn từ tàu ngầm
Bình Nhưỡng loan báo đã bắn thành công một hỏa tiễn liên lục địa từ một chiếc tàu ngầm và cảnh cáo thế giới rằng hiện khả năng “đánh ngay đầu quân thù không thương tiếc” của Bình Nhưỡng đang ngày một được hoàn thiện.
Các viên chức Nam Hàn không thể xác định là liệu vụ bắn thử này của Bắc Hàn có thành công hay không. Vụ bắn thử diễn vào tối thử bảy và theo các viên chức Nam hàn, hỏa tiễn này chỉ bay được có khoảng 30 cây số, nghĩa là chỉ bằng 1/10 đoạn đường mà lẽ ra một hỏa tiễn tầm xa đạt tới.
Tuy Nam Hàn không nghĩ là Bắc Hàn có loại tàu ngầm có khả năng bắn nhiều hỏa tiễn cùng lúc, nhưng Seoul cũng công nhận là Bắc Hàn đã có tiến bộ rõ ràng trong kỹ thuật này trong thời gian qua. Hãng tin KCNA của Bắc Hàn cũng loan báo đích thân Chủ Tịch Kim Chính Vân đã dùng ống nhòm theo dõi vụ bắn thử này, vốn được cho là “đạt mọi yêu cầu căn bản về kỹ thuật.” Tuy nhiên KCNA không nói rõ địa điểm và thời gian của vụ bắn thử này.

Ấn Độ hủy visa nhập cảnh của lãnh tụ chống đối ở Trung Quốc
Chính phủ New Delhi đã hủy bỏ visa nhập cảnh cho lãnh tụ đối kháng người Uyghur ở Trung Quốc là ông Dolkun Isa, sau khi có phản đối từ Bắc Kinh. Isa là Chủ Tịch tổ chức World Uighur Congress, lẽ ra phải có mặt để tham dự một cuộc hội thảo được tổ chức ở thanh phố Dharamsala ở miền bắc Ấn Độ.
Ông Isa cho hay ông “thất vọng” trước quyết định của New Delhi về vụ này. Bà Hoa Xuân Ánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho hay ông Isa là “quân khủng bố quốc tế có trát truy nã của Interpol,” khiến chính phủ Ấn độ đưa ra lệnh hủy visa cho ông. Ông Isa đang sống ở Đức, đã nói, “Tôi thất vọng với chính phủ Ấn Độ, dù tôi biết vị trí khó khăn của Ấn Độ khi phải cân nhắc việc cho phép tôi tham gia hội nghị Liên Tôn Tôn Giáo và Dân Tộc ơ Dharamsala từ ngày 30 tháng 4 đến 1 tháng 5.”
Được biết Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân chúng Tây Tạng, cũng sẽ tham dự hội nghị này.

Sau nhiều thập niên, Chernobyl vẫn gây họa
Mãi đến 3 thập niên sau thảm họa nhà máy điện nguyên tử ở Chernobyl của Nga, giờ đây vẫn còn lo lắng là hậu quả độc hại của vụ này vẫn còn khiến thêm nhiều người bị bệnh ung thư và các dạng bệnh khác do vụ nổ gây ra.
Vụ nổ xảy ra vào ngày 26 tháng 4, 1986 khiến cho ít nhất 28 ngươi thiệt mạng ngay tại chỗ. Đám mây phóng xạ nguyên tử khổng lồ sau đó lan tỏa đế tận Anh Quốc, nhưng số người bị bệnh ung thư vì phóng xạ đa số là dân Nga với tổng cộng đến nay đã có gần 4,000 bệnh nhân thiệt mạng.
Ngoài ra nhiều tổ chức thế giới về y khoa cũng ước lượng có gần 5,000 người khác cũng đã qua đời dù họ ít bị nhiễm phóng xạ hơn, đặc biệt là cư dân của Nga, Belarus và Ukraine. Nhưng theo một số bác sĩ và nhà khoa học nếu tính toán bộ bệnh nhân đã qua đời do ung thư trong khu vực bị nghi ngờ do ảnh hưởng vụ Chernobyl thì con số phải trên 1 triệu người.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT