Thế Giới

NASA: Sự sống có thể tồn tại trên mặt trăng của sao Mộc

Saturday, 14/07/2018 - 11:20:55

Europa là một trong 6 mặt trăng của sao Mộc. Mặt trăng này được đánh giá là có nhiều thành phần thiết yếu cho sự sống (chỉ là các dạng sống mà chúng ta đã biết), bao gồm nước, năng lượng và một số vật chất carbon.


Mộc Tinh (Getty Images)

Các nhà khoa học NASA vào sáng thứ Ba cho biết, họ đã tìm thấy hiện tượng được cho là một luồng nước phun lên từ bề mặt đóng băng của mặt trăng Europa, một trong các vệ tinh của sao Mộc (Jupiter). "Việc phát hiện luồng nước phun lên từ lòng đất có nghĩa là sẽ có cách để chúng ta thu thập các vật chất dưới đại dương của Europa, nơi nhiều khả năng ẩn chứa sự sống của mặt trăng này,” bà Elizabeth Turtle, chuyên gia từ Phòng nghiên cứu vật lý ứng dụng, Đại học John Hopkins, cho biết.

Các nhà khoa học cho rằng, lớp băng dày trên bề mặt đã giúp bảo vệ môi trường trong lòng đại dương của Europa tránh khỏi bức xạ từ vũ trụ. Việc thu thập mẫu các luồng hơi nước này có thể giúp con người trả lời câu hỏi về khả năng sự sống tồn tại bên dưới các đại dương của Europa. Phát hiện mới đây củng cố thêm các bằng chứng trước đó của NASA, về những luồng hơi nước phun lên trên bề mặt Europa. Dự kiến, NASA sẽ phóng phi thuyền Europa Clipper tới sao Mộc vào tháng 6, 2022, với hy vọng thu được mẫu các luồng khí này.

Europa là một trong 6 mặt trăng của sao Mộc. Mặt trăng này được đánh giá là có nhiều thành phần thiết yếu cho sự sống (chỉ là các dạng sống mà chúng ta đã biết), bao gồm nước, năng lượng và một số vật chất carbon.

Đại dương của Europa được cho là nằm dưới lớp băng dày từ 15 đến 25 cây số, với độ sâu từ 60 đến 150 cây số. Dù Europa có kích thước nhỏ hơn cả mặt trăng của Trái Đất, nhưng đại dương trên Europe được cho là chứa lượng nước lớn hơn đại dương của chúng ta.

Europa được đánh giá là một trong những vật thể tiềm năng nhất thuộc hệ mặt trời có thể duy trì sự sống. Ngoài Europa, vệ tinh Enceladus của sao Thổ cũng được coi là một vật thể duy trì sự sống tiềm năng ở gần Trái Đất.

Phát hiện mới của NASA bắt nguồn từ dữ liệu thu được của tàu thăm dò Galileo. Phi thuyền này đã bay quanh quỹ đạo sao Một suốt 8 năm, và bay qua mặt trăng Europa ở khoảng cách gần nhất vào ngày 16 tháng 12, 1997. Khi tàu thăm dò hạ xuống độ cao dưới 400 cây số, cảm biến trên tàu bị giật do tín hiệu bất ngờ, mà các nhà khoa học lúc đó đã không thể giải thích.

Đến nay, sau khi kính viễn vọng không gian Hubble cho thấy dường như có cột nước phun trên Europa, các nhà khoa học tin rằng chính cột nước phun bất ngờ từ mặt trăng này có thể đã gây ra các dữ liệu kỳ lạ của tàu Galileo.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT