Thế Giới

Nam Dương đã xử tử 4 tử tội đầu tiên

Friday, 29/07/2016 - 10:19:01

Trong năm 2015 cũng có 14 tử tù đã bị hành hình ở Indonesia, đa số là người ngoại quốc, cũng vì tội buôn ma túy lậu, dù Jakarta bị chỉ trích rất mạnh từ việc này. Lần xử tử mới nhất là đợt xử tử thứ ba diễn ra dưới trào của Tổng Thống Joko Widodo. Báo Jakarta Post cho hay đã thấy 17 xe cứu thương được gửi đến nơi hành hình và 14 xe trong số này có chở theo quan tài.

Nam Dương đã xử tử 4 tử tội đầu tiên

Đúng như dự đoán, hôm thứ Sáu chính phủ Indonesia đã cho xử tử bốn phạm nhân đầu tiên trong số 14 người sẽ bị hành quyết do can tội buôn thuốc phiện và ma túy lậu. Một tử tù Indonesia và ba tử tù Nigeria đã bị hành quyết bằng xử bắn sáng sớm thứ Sáu.

Lập tức tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên tiếng kết án vụ xử tử này là “thật rất đáng tiếc,” vì nó vi phạm cả luật lệ địa phương lẫn luật quốc tế. Hiện nay chưa rõ liệu 10 tử tù còn lại sẽ chịu số phận ra sao trước bão tố dư luận chỉ trích mạnh như thế.

Trong năm 2015 cũng có 14 tử tù đã bị hành hình ở Indonesia, đa số là người ngoại quốc, cũng vì tội buôn ma túy lậu, dù Jakarta bị chỉ trích rất mạnh từ việc này. Lần xử tử mới nhất là đợt xử tử thứ ba diễn ra dưới trào của Tổng Thống Joko Widodo. Báo Jakarta Post cho hay đã thấy 17 xe cứu thương được gửi đến nơi hành hình và 14 xe trong số này có chở theo quan tài.

Thiếu nợ chỉ 22 xu, vợ chồng bị giết chết

Một người đàn ông Ấn Độ bị chặt đầu và người vợ thì bị chém đến chết trong cộng đồng dân Dalit, chỉ vì món nợ họ thiếu chỉ có 15 đồng rupees (22 cents). Kẻ sát nhân là một chủ tiệm tạm hóa, đã bị bắt. Ông ra tay tàn độc khi người đàn ông nài nỉ xin thiếu 15 rupees khi ông mua bánh biscuits trong tiệm.

Cộng đồng dân Dalit là hạng cùng khổ nhất của xã hội Ấn Độ. Kẻ giết người Ashok Mishra, đã chận đường hai vợ chồng khi họ đi làm để đòi tiền thiếu cho ba bịch bánh biscuits mà cặp vợ chồng nghèo này đã mua cho 3 đứa con nhỏ của họ vài ngày trước đây. Họ năn nỉ Mishra là sẽ trả nợ khi lãnh tiền lao động ngay trong ngày, nhưng Mishra chạy về nhà lấy vũ khí ra đánh chết cả hai. Vụ giết người tàn bạo làm dân làng căm giận, họ kéo ra chận các lối giao thông để phản đối. Giới cùng khổ Dalit ở Ấn Độ luôn bị dân của các giai cấp khác bốc lột và hiếp đáp tàn tệ, có khi giết chết chỉ vì một lý do cỏn con.

Trung Quốc, Lào vẫn tiến hành dự án hỏa xa

Cả Lào lẫn Trung Quốc đều cho hay sẽ vẫn cho tiến hành dự án xây dựng tuyến đường hỏa xa nối liền thủ đô Vạn Tượng của Lào với thành phố Côn Minh của vùng tây nam Trung Quốc. Tuyến đường này còn chạy ngang qua Thái Lan, Malaysia và Singapore. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển đầy tham vọng của Bắc Kinh có tên “Một Vành Đai, Một Con Đường” ở Đông Nam Châu Á.

Lễ động thổ đã diễn ra ở Vạn Tượng vào tháng 12 năm ngoái của công trình trị giá $7 tỉ mỹ kim này, nhưng gần tám tháng sau, vẫn chưa khởi động việc xây dựng. Các viên chức lào cho hay sở dĩ có chuyện trễ nải như thế là do chính phủ Lào phải hoàn tất một khảo cứu xét ảnh hưởng của tuyến đường hỏa xa đối với môi trường thiên nhiên và dân chúng sống trong khu vực tuyến đường di qua.

Một viên chức cao cấp của Lào cho hay, “Các điều khoản đã xong, không có có gì thay đổi cả, chỉ do ngân hàng Trung Quốc yêu cầu chúng tôi phải nghiêm khác trong vấn đề môi sinh.”

Pháp thẩm vấn ba nghi can vụ tu sĩ bị cắt cổ

Một công dân Syria đang xin quy chế tị nạn ở Pháp nằm trong số ba nghi can bị cảnh sát Pháp tạm giữ để thẩm vấn trong vụ một linh mục lão thành bị hai tên khủng bố IS sát hại trong một nhà thờ vùng Normandy ở đông bắc nước Pháp.

Một viên chức tư pháp ẩn danh của Pháp cho hay công dân gốc Syria này bị bắt hôm thứ Năm, sau khi một bản sao của giấy thông hành của ông ta được tìm thấy trong căn nhà của một trong hai tên sát nhân là Adel Kermiche ở thị trấn Saint-Etienne-du-Rouvray.

Cả hai kẻ sát nhân bị lực lượng an ninh của Pháp bắn chết bên ngoài nhà thờ sau khi giết vị linh mục và làm bị thương nặng một giáo dân khác, đều là cư dân của thị trấn này.  Nghi can thứ nhì cũng 19 tuổi là Abdel-malik Nabil Petitjean và nhóm IS lên tiếng nhận trách nhiệm vụ thảm sát. Hai nghi can còn lại đang bị thẩm vấn là một người bà con với Petitjean và một thanh thiếu niên.

Thổ trấn áp quân đội, hại nỗ lực chống khủng bố

Giám Đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ lên tiếng cho là “cuộc thanh trừng sâu rộng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau cú đảo chính hụt sẽ có hại cho cuộc tranh đấu chống IS.” Cùng với tướng Joseph Votel, chỉ huy trưởng U.S. Central Command, khi cả hai đang dự họp hội nghị an ninh Aspen Security Forum ở Colorado, ông James Clapper cho hay “nhiều sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ, có làm việc chung với Mỹ, đã bị bắt trong đợt thanh trừng.”
Trong số 360 tướng lãnh, có một phần ba đang bị giam cầm và hơn 100 người trong số này đang chờ ngày ra tòa lãnh án. Thổ Nhĩ Kỳ có quân đội Mỹ trú đóng và có nhiều chiến đấu cơ Mỹ nằm tại căn cứ không quân Incirlik Air Base.

Gần 1,700 quân nhân các cấp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cho thôi việc, sau âm mưu đảo chính bất thành chống Tổng Thống Tayyip Erdogan, trong số này có đến 40% thành phần các tướng lãnh và dô đốc của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người trong số này làm trung gian trong cuộc hợp tác Mỹ-Thổ chống IS.

Người Trung Hoa không muốn ngưng tìm chuyến bay MH 370

Khoảng 20 thân nhân của các hành khách trên chuyến bay MH 370 mất tích đã tổ chức biểu tình trước trụ sở Bộ Ngoại Giao ở Bắc Kinh. Họ kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải tiếp tục điều tra và tìm kiếm tông tích chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines và còn đòi gặp mặt Ngoại Trưởng để đưa thỉnh nguyện thư.

Các thân nhân của các hành khách cho là quyết định chấm dứt tìm kiếm tông tích chuyến bay MH 370 là một hành động “vô trách nhiệm.” Chuyến máy bay chở 239 người, đa số là hành khách Trung Hoa.  Trong tuần qua các chính phủ Úc, Malaysia và Trung Quốc loan báo chính thức chấm dứt chuyện tìm kiếm dấu vết chiếc máy bay sau trên hai năm tìm kiếm vào cuối năm nay trong vùng biển Ấn Độ Dương, vì cho là vùng cần tìm kiếm đã được lùng soát đầy đủ. Có nhiều mảnh vỡ dạt vào bờ trong vùng biển phía nam Ấn Độ Dương cũng được cho là phát xuất từ chiếc phi cơ này.

Nga vận động giảm lệnh trừng phạt của EU

Theo lệnh cấm vận nhắm vào Nga tiếp theo vụ khủng hoảng tại Ukraine, nơi Nga đã khuấy động chiến tranh, những ai có liên hệ với ông Putin đều bị cấm tiếp cận với kỹ thuật hoặc làm ăn buôn bán với Tây phương. Vào đầu tháng Bảy EU lại gia tăng thêm các lệnh trừng phạt.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ khởi động chiến dịch vận động nhằm chấm dứt các trừng phạt của Liên Hiệp EU bằng chuyến công du sang Slovenia trong ngày thứ Bảy.  Nga đang áp dụng chiến thuật gây áp lực với các thành viên phía nam và phía đông của khối EU nhằm gây chia rẽ và đã có kết quả nhất định, như Slovakia lên tiếng phàn nàn về tính hiệu quả của lệnh trừng phạt Nga.

Các nhà ngoại giao Tây phương đang hoạt động ở Nga cho hay Ý, Hy Lạp, Hungary, Cyprus, Slovenia, Slovakia và Bulgaria là các thành viên của khối EU đang lọt vào tầm ngắm hoạt động vận động tích cực của Moscow. Slovenia là quốc gia thứ tư trong số các xứ kể trên mà TT Putin đang ráo riết vận động.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT