Hoa Kỳ

Mỹ có thể mất địa vị nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, sớm nhất là năm 2020

Thursday, 10/01/2019 - 09:28:56

Không những Trung Quốc có lẽ sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020, mà đến năm 2030, cùng với nước này còn sẽ có Ấn Độ, với mức tăng trưởng GDP hàng năm được sẽ tăng nhanh từ mức khoảng 6% hiện nay lên tới gần 8% trong thập niên sắp tới. Standard Chartered cho biết trong bản phúc trình của họ.


Khách xem điện thoại iPhone tại một tiệm Apple ở thủ đô Bắc Kinh ngày 7 tháng 1, 2019. (Kevin Frayer/Getty Images)

LONDON - Trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập niên sắp tới, có tới bảy nền kinh tế sẽ nằm ở Á Châu. Cả hai Trung Quốc và Ấn Độ đều có sức mạnh phát triển kinh tế vượt qua cả Hoa Kỳ trong vòng 10 năm tới.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trong tuần này bởi ngân hàng quốc tế Standard Chartered Bank, Trung Quốc có lẽ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, vào một thời điểm nào đó từ nay cho tới năm 2020, khi được đo lường bằng một công thức kết hợp giữa những tỷ giá hối đoái tạo mãi lực ngang nhau (PPP, purchasing-power-parity), và tổng sản phẩm quốc nội.

Chỉ dùng một mình PPP không thôi, hiện nay Trung Quốc đã được coi là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng đó là trên danh nghĩa, chứ trong thực tế Hoa Kỳ vẫn còn dẫn đầu.

Không những Trung Quốc có lẽ sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020, mà đến năm 2030, cùng với nước này còn sẽ có Ấn Độ, với mức tăng trưởng GDP hàng năm được sẽ tăng nhanh từ mức khoảng 6% hiện nay lên tới gần 8% trong thập niên sắp tới. Standard Chartered cho biết trong bản phúc trình của họ.

Ngân hàng Standard Chartered nhận xét, “Có lẽ Ấn Độ sẽ là nước chuyển biến chính yếu, với tốc độ tăng trưởng xu hướng nhanh thêm lên mức 7.8% vào thập niên 2020. Điều này một phần là nhờ những cuộc cải cách đang diễn ra tại quốc gia này, trong đó có việc áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ quốc gia (GST), và Bộ Luật Phá Sản Ấn Độ.”

Việc Ấn Độ vươn lên cũng sẽ phản ảnh chuyện Á Châu trở thành khu vực kinh tế chiếm ưu thế trên thế giới, khi quy mô sản lượng của họ bắt đầu tương ứng với quy mô dân số.

Một nhóm kinh tế gia từ ngân hàng này đã viết trong một bức thư ngắn gửi cho các thân chủ, “Những dự báo của chúng tôi về mức tăng trưởng dài hạn đều được củng cố bởi một nguyên tắc chính: Tỷ lệ GDP của các quốc gia sau cùng sẽ hội tụ với tỷ lệ dân số thế giới, được kích thích bởi sự hội tụ của GDP trung bình theo đầu người giữa các nền kinh tế tân tiến và mới nổi lên.”

Ngân hàng này cho biết, đến năm 2030, GDP Á Châu sẽ chiếm khoảng 35% GDP toàn cầu, tăng từ 28% trong năm ngoái và 20% trong năm 2010. Điều này sẽ tương đương với sản lượng cộng chung lại của khu vực dùng đồng euro (eurozone) và Mỹ. Đến năm 2030, trong số 10 nền kinh tế lớn nhất, có sáu nền kinh tết có thể ở Á Châu.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT