Thế Giới

Mỹ âm thầm chế tạo vũ khí tối thượng

Monday, 18/07/2016 - 10:00:43

Hoa Kỳ cũng phát triển mạnh vũ khí từ không gian. Mới nhất là vụ một vệ tinh của Hải Quân Hoa Kỳ hôm cuối tuần đã dược một hỏa tiễn phóng đi từ Florida do công ty United Launch Alliance (ULA) thực hiện và mọi chuyện thành công tốt đẹp.

Súng laser được thí nghiệm bắn vào một toa xe lửa. (Hình Hải Quân Mỹ)


Khi vũ khí nguyên tử đã trở thành phổ biến với cả chục quốc gia sản xuất được, kể cả Bắc Hàn thì Ngũ Giác Đài phải nghĩ đến các thế hệ vũ khí mới.

Hải Quân Hoa Kỳ có thể nói là bộ phận tích cực bậc nhất trong lãnh vực nghiên cứu và chế tạo vũ khí mới và “đại bác laser” do họ sản xuất sẽ làm đảo lộn ý niệm chiến tranh trên mặt biển trong tương lai.
Thay vì dùng quả đạn đại bác với nhiều thuốc súng hỗ trợ, đại bác laser sẽ dùng sức mạnh điện từ trường và có khả năng bắn hạ các mục tiêu di động như tàu địch, máy bay hay hỏa tiễn của địch.
Ưu điểm của loại vũ khí tối tân này là tốc độ bay đến Match 7.5, tức 5,700 dặm/giờ, gấp hơn bảy lần tốc độ âm thanh và có thể bắn xa hữu hiệu đến hơn 100 dặm.

Hải Quân Mỹ còn có cả loại đại bác laser bí hiểm chỉ chuyên “bắn thủng những lỗ lớn trên tàu dịch,” một ngụ ý là “không cần nổ lóe sáng gì hết, tàu địch chìm là cái chắc.”

Hoa Kỳ cũng phát triển mạnh vũ khí từ không gian. Mới nhất là vụ một vệ tinh của Hải Quân Hoa Kỳ hôm cuối tuần đã dược một hỏa tiễn phóng đi từ Florida do công ty United Launch Alliance (ULA) thực hiện và mọi chuyện thành công tốt đẹp.

Các chuyên gia của ULA đã hò reo mừng rỡ khi hỏa tiễn rời bệ phóng và bay lên cao. Đây là bộ phận cuối cùng của vệ tinh của Hải Quân Mỹ có tên Mobile Unit Objective System (MUOS).

Mục tiêu của vệ tinh này trên không gian là giúp quân đội Mỹ thông tin cá nhân với nhau một cách hữu hiệu hơn. Hỏa tiễn đưa bộ phận này lên không gian với vận tốc 12,600 dặm/giờ.

Đây là chuyến phóng hỏa tiễn lần thứ 5 của công ty ULA và lần phóng thứ nhì từ trung tâm không gian Space Coast của Florida trong năm nay, tiếp theo vụ phóng thành công vào ngày 11 tháng 6 cho vệ tinh của cơ quan National Reconnaissance Office.

Joe Kan, phát ngôn nhân của Hải Quân Hoa Kỳ, nhận định vụ phóng này có tầm quan trọng khá đặc biệt cho quân đội Mỹ, còn Mark Woempner, Giám Đốc chương trình MUOS của công ty Lockheed Martin thì nói, “Đây là cột mốc to lớn của chương trình MUOS, cho cả hai lực lượng Hải Quân và Lục Quân Hoa Kỳ.”
Phần đầu của vệ tinh MUOS đã được phóng lên vào năm 2012. Khi hoàn thành quân đội Mỹ sẽ có ưu thế về truyền thông trên mặt biển lẫn đất liền.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT