Hoa Kỳ

Muỗi "lười" truyền bệnh sang phụ nữ

Tuesday, 27/12/2016 - 07:12:25

Vì những con muỗi bị nhiễm không thích bay đi xa, nên các phụ nữ Banglades, những người dành hai phần ba thời giờ để ở nhà, có xác suất 1.5 lần cao hơn bị nhiễm chikungunya, so với đàn ông là những người bỏ ra phân nửa thời giờ của ban ngày để ở nhà.

Phụ nữ có thể không muốn rời nhà vì bị muỗi “lười” cắn. (Getty Images)

 

Bị chích bằng “con muỗi lười” là lý do tại sao một số phụ nữ thường có xu hướng dành thời giờ ở nhà nhiều hơn. Những phụ nữ này hầu như chắc chắn bị nhiễm virus chikungunya, theo các nhà nghiên cứu cho biết vào đầu tháng 11 vừa qua.

Chikungunya thường được truyền đi bởi giống muỗi Aedes aegypti cắn người vào ban ngày. Thứ virus này có thể gây ra những hội chứng làm suy yếu. Trong số đó, có phát sốt, nhức đầu, và đau khớp nghiêm trọng kéo dài nhiều tháng.

Một cuộc nghiên cứu mới, được công bố trên Kỷ Yếu Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia, đã phân tích một đợt bình phát virus chikungunya vào năm 2012, trong làng Palpara ở Bangladesh, cách thủ đô Dhaka 60 dặm.
Cuộc nghiên cứu đã tìm thấy rằng hơn một phần tư trong tổng số các trường hợp đã bị truyền nhiễm bên trong cùng một ngôi nhà. Trong khi đó, một nửa trong tổng số những ca lây nhiễm đã xảy ra trong những căn nhà cách đó chưa tới 200 mét, tạo ra những cụm nhỏ của bệnh này.

Vì những con muỗi bị nhiễm không thích bay đi xa, nên các phụ nữ Banglades, những người dành hai phần ba thời giờ để ở nhà, có xác suất 1.5 lần cao hơn bị nhiễm chikungunya, so với đàn ông là những người bỏ ra phân nửa thời giờ của ban ngày để ở nhà.

Henrik Salje, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, từ Trường Y Tế Công Cộng Bloomberg thuộc viện đại học Hopkins University, nói, “Dường như những con muỗi ấy đều rất lười. Chúng cắn một người nào đó trong một căn nhà, và bị nhiễm virus. Sau đó chúng bay quanh để cắn thêm người khác trong cùng một căn nhà hoặc ở rất gần đó. Thời giờ phụ trội mà các phụ nữ dành ra để ở trong hoặc quanh căn nhà của họ có nghĩa là họ gặp nguy cơ gia tăng bị mắc bệnh.”

Chứng bệnh này xảy ra ở Phi Châu và Á Châu. Nhưng nhiều ca bệnh cũng đã được báo cáo ở Âu Châu và Mỹ Châu.

Theo cuộc nghiên cứu cho biết, không có thuốc chủng ngừa và rất ít việc điều trị có sẵn cho những chứng bệnh, như chikungunya, sốt xuất huyết Dengue, và sốt vàng da. Tất cả những chứng bệnh này đều được truyền đi bởi muỗi Aedes aegypti. Tuy vậy, việc biết được nơi nào mà những đợt bùng phát có lẽ tập trung có thể giúp làm cho những đợt ấy chậm lại.

Ông Salje nói, “Chúng tôi chưa có bộ dụng cụ rất tốt để chống lại những chứng bệnh này. Nhưng một khi chúng tôi có được, thì cuộc nghiên nghiên cứu này cho chúng tôi biết chúng tôi có thể gây ra một phản ứng như thế nào, và thích nghi những việc can thiệp của chúng tôi, đặc biệt trong các cộng đồng nông thôn, cho những người gặp phải nguy cơ lớn nhất. Những người ấy là những người dành ra nhiều thời gian nhất ở trong và xdung quanh nhà họ.”

Các nhà nghiên cứu nói rằng những vòng xoắn được thiết kế để đuổi muỗi đều không giúp ngăn chặn việc truyền chikungunya trong khu vực Palpara.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT