Chuyện Nước Pháp

Môn «thể thao» độc đáo của dân Tây: trốn thuế

Wednesday, 20/04/2016 - 09:50:43

Trong vài bài báo trước, chúng ta được biết vì thiếu nợ quá nhiều (hơn 2000 tỷ tăng lên từng giây) và và cưng con quá lố (công chức cao cấp đông như kiến chúa) nên chính phủ phải tìm cách moi tiền tối đa của khối đông dân chúng hầu cân bằng cán cân chi tiêu Vào-Ra.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Mùa khai thuế đang tới. Nước Pháp có tiếng là thu thuế hà khắc, nặng nề; cái gì cũng đánh thuế được cả nên dân chúng kháo nhau thi đua chơi môn thể thao quốc gia độc đáo là “chúng ta cùng nhau trốn thuế bằng đủ cách” (sport national, tiếng gọi khôi hài cho vui với sự so sánh lý thú ai càng chạy nhanh thì càng dễ thoát nạn). Trong vài bài báo trước, chúng ta được biết vì thiếu nợ quá nhiều (hơn 2000 tỷ tăng lên từng giây) và và cưng con quá lố (công chức cao cấp đông như kiến chúa) nên chính phủ phải tìm cách moi tiền tối đa của khối đông dân chúng hầu cân bằng cán cân chi tiêu Vào-Ra.

Nhà cho thuê được khai gian trong cột thứ 2 phí tổn giả để khỏi đóng thuế.



Trước hết, các bao nhiêu thứ thuế ở Pháp? Nhiều lắm nên nói chung, thứ thuế độc nhất vô nhị không ai trốn được là thuế lợi tức thu trực tiếp theo đạo luật ấn định (Impôt sur le revenu, viết tắt là IR) - ra đời từ năm 1914 và ứng dụng từ năm 1916 sau Anh quốc 70 năm. Vào năm 1926, nó được điều chỉnh để hủy bỏ thuế đánh vào cửa cái và cửa sổ (nghe thật buồn cười nhưng lúc đó là sự thật thiếu sót, hiện giờ chúng ta đóng thuế cho cả cái nhà và vườn đất...) Cho đến năm 2009, qua thế kỷ thứ 21, thuế lợi tức là nguồn lợi thứ nhì của quốc gia mỗi năm lên đến 45 tỷ đồng Tây sau hai thứ thuế TVA (Taxe sur la valeur ajoutée, loại thuế gián tiếp đánh vào sản phẩm tiêu dùng của dân chúng như thức ăn và rượu uống, 169 tỷ) và thuế công ty thương mại (37 tỷ). Ngoài ra còn những thứ thuế như thuế đất, thuế nhà, thuế bất động sản, thuế hưu bổng v.và với tầm quan trọng nhỏ nhoi hơn nhưng vẫn là thành to lớn nhờ khối đông dân trung lưu.

Thuế lợi tức áp dụng cho công dân Pháp đang sinh sống tại chỗ trong nước theo 4 chỉ tiêu về lãnh thổ và thời hạn cư trú như sau: nhà ở nơi đâu, đã sống tại đó hơn 185 ngày (7 tháng liên tục trở lên) trong năm phải khai thuế, chỗ làm việc, chỗ có hãng xưởng hay đầu tư cá nhân. Từ đó về sau, công dân này sẽ phải đóng thuế cho chính phủ trên toàn bộ lợi tức thu nhập, trừ phi họ có nguồn lợi khác đến từ xứ ngoài đã ký kết miễn thuế với Pháp. Điều này giúp ý kiến cho nhiều nhân vật danh tiếng trong giới thể thao hay danh ca tìm cách “bỏ nước ra đi” dù bị gièm pha để tránh vụ đánh thuế quá nặng vào gia tài kếch xù thu được mỗi lần họ lập thành tích hảo hạng (quần vợt, chơi gôn...). Ai cũng biết những danh nhân này thường hay trốn nhà sang ở xứ Monaco hay Thụy Sĩ để dễ bề thoát khỏi sự xoi mói của nhà nước về thuế má. Chúng ta không khỏi tự đặt câu hỏi vì sao thu vào tiền bạc nhiều thế mà họ vẫn tránh né chẳng muốn làm tròn «bổn phận công dân»?

Với sự tiến bộ xã hội giảm bớt bất công và vì áp lực nợ quá lớn, những gia tài đồ sộ ở Pháp đang bị Hội Đồng các bộ trưởng mang ra thảo luận tìm cách thay đổi luật đánh thuế trên những số tiền quá to tát của người cực kỳ giàu có dưới sự chỉ đạo của Tổng Thống F. Hollande kể từ năm 2011 sau khi cựu TT Sarkozy cũng đã tìm cách lấy bớt về. Luật lệ đưa ra nghiêm minh, nói chung các tỷ phú không phản đối gì nhiều nhưng chúng ta không thể biết hết phản ứng của họ sau lưng.

Thông thường những phương cách đánh thuế của chính phủ rất phức tạp đối với nhiều trường hợp cũng rắc rối không kém khi dân chúng làm ra tiền, chúng ta đều biết thủ tục chung trên thế giới dựa trên giấy tờ tự khai dành cho mỗi công dân. Để được miễn thuế trong vài trường hợp đặc biệt như cống hiến từ thiện, ủng hộ đảng phái chính trị, nuôi nấng con cái, giúp đỡ cha mẹ già yếu v.và đơn khai thuế phải được kèm theo chứng minh thư hay tài liệu liên quan. Chính phủ luôn luôn cắt đặt nhân viên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong thủ tục rắc rối trong công sở thuế, từ khi xưa và vẫn còn đến nay nhưng máy móc thông minh đã xén bớt công việc cho nhân loại.

Đó là hiện giờ chính phủ cho phép lựa chọn khai báo lợi tức có thể bị dính thuế đủ loại qua mạng lưới điện toán (en ligne). Công dân có thể khai báo qua máy tính bàn giấy, qua điện thoại di động thông minh cầm tay, qua bảng máy tính thu nhỏ (tablette). Họ chỉ cần chép về chương trình có sẵn của chính phủ soạn trước qua chuyên gia và điền vào những con số mà thôi rất tiện lợi và nhanh chóng. Khoảng 200 tấn giấy tiết kiệm được nhờ khai thuế lợi tức qua mạng nhện thông tin điện tử. Tuy nhiên, số đông nhiều người vẫn còn giữ thói quen cũ và dù sao đi nữa, nếu họ tham gia môn thể tháo quốc gia là trốn thuế thì vẫn bị nhà nước tóm cổ với những bằng chứng giả mạo khai gian dưới dạng tài liệu kèm theo. Tiền thuế thiếu bị thu lại kèm theo tiền phạt nặng và giá tăng lên theo thời gian chưa trả sau khi nhân viên thanh tra đến tận nhà theo hẹn trước. Khi họ đến với đầy đủ tang chứng khai gian hoặc không có giấy tờ cụ thể ghi lại số tiền đã cho thì luôn luôn là bắt được một chú cá béo bở. Vì thế, cũng có nhiều “thể tháo gia” nhanh nhẩu hay chậm lụt vẫn thoát khỏi lưới trời vì không đủ ngư ông quăng lưới. Tuy nhiên, đoàn người này vẫn phải sống trong ít nhiều lo âu thấp thỏm bị khám phá theo thời gian... một khi còn ở trong nước.

Pháp (64,7 %) là quốc gia thứ nhì trong khối Châu Âu với tỷ lệ trung bình thu thuế quá cao sau nước Ý (65,8 %). Tuy vẫn có bậc thang đóng thuế áp dụng, nhất là cho tài sản khổng lồ của triệu và tỷ phú nói riêng, cho tất cả mọi người nhưng ai nấy đều tìm cách kéo mền về phía mình. Cơ quan thanh tra kiểm soát những tờ khai thuế thường dùng kỹ thuật chung là bắt cá lớn thả cá bé nhưng họ rất bực mình vì những mánh khóe trốn thuế tài tình của hàng triệu công dân “mẫu mực”.

Chẳng hạn, trên tờ khai của một ông nhà giàu có nhiều căn nhà cho thuê. Ông sẽ khai gian con số phí tổn sửa chữa nhà cửa tăng thêm với sự đồng lõa của nhà thầu khoán để trừ vào lợi tức thu vào, thường khi lên tới 100% để khỏi trả thuế (xem hình bên trên). Ngoài ra, khi tiền thu vào là giấy bạc thật
(liquide) thì những người làm nghề hớt tóc, thủ công nghệ, tiệm bánh, quán ăn... sẽ chận bớt không khai báo là thường xuyên. Đặc biệt mới đây các vị thanh tra khám phá ra ngay cả những tiệm bán thuốc tây cũng tìm cách gian lận bằng cách dùng những chương trình điện toán trừ ra thuốc mua không trả lại bởi nhà nước (tức là trả cho tiệm thuốc thu vào). Chỉ là từ 3 đến 4% trừ ra cho số tiền thu vào hàng ngày nhưng cũng thành ra nhiều cho cả tháng và nguyên năm. Ấy thế mà cũng bị nhân viên kiểm thuế khám phá được; thật là... chạy trời không khỏi nắng; dù bên Tây thường hay u ám có rất nhiều mây thường xuyên cho kẻ gian ẩn núp.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT