Thế Giới

Miến Điện đề nghị nhận lại người tị nạn Rohingya

Friday, 06/10/2017 - 08:41:53

Điều này sẽ được thực hiện theo những tiêu chuẩn được ấn định giữa hai nước vào năm 1993, khi hàng chục ngàn người Rohingya được hồi hương, theo bà nói.


Những người tị nạn Rohingya đang lội vào bờ tại sông Naf ở Cox's Bazar vào ngày 27 tháng Chín. Có đến hơn 480,000 người Rohingya đã tràn vào Bangladesh. Vào ngày thứ Hai, 2 tháng Mười, chính phủ Miền Điện đã đề nghị nhận lại người Rohingya. (Paula Bronstein/ Getty Images)


DHAKA, Bangladesh - Miến Điện đã đề nghị đón nhận lại hàng trăm ngàn người Rohingya đã lánh nạn sang Bangladesh trong những tuần gần đây. Ngoại trưởng Bangladesh cho biết như vậy, sau cuộc hội đàm với một đại diện cao cấp của Miến Điện. Thế nhưng người Rohingya không thật tin tưởng ở đề nghị ngày.
Theo ông Abul Hassan Mahmood Ali nói, người đại diện của bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo dân sự trong phực tế của Miến Điện, đã đồng ý thành lập một nhóm làm việc để điều hợp việc hồi hương. Ông không cho biết chi tiết cụ thể.

Sau khi gặp ông Kyaw Tint Swe ở thủ đô Dhaka, Bộ Trưởng Ali nói với các phóng viên, “Các cuộc đàm phán đã được tổ chức trong một bầu không khí thân thiện, và Miến Điện đưa ra một đề nghị về việc đưa người Rohingya tị nạn trở về. Hai bên đều đồng ý về một lời đề nghị thành lập một nhóm làm việc chung, để điều phối tiến trình hồi hương. Chúng tôi đang hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng.”
Bà Suu Kyi đã bị chỉ trích kịch liệt vì không chịu can thiệp vào một cuộc đàn áp quân sự nhắm vào người Rohingya. Trong một bài diễn văn trong tháng qua, bà nói rằng Miến Điện sẽ đưa những người tị nạn “được kiểm chứng” trở về lại.

Điều này sẽ được thực hiện theo những tiêu chuẩn được ấn định giữa hai nước vào năm 1993, khi hàng chục ngàn người Rohingya được hồi hương, theo bà nói.

Ông bộ trưởng Bangladesh đã không đưa ra khung thời gian cho việc hồi hương. Ông nói rằng những người tị nạn sẽ được kiểm chứng bởi nhóm công tác chung, mà không có tham gia của Liên Hiệp Quốc.
Không có lời bình luận ngay lúc đó từ giới chức đại diện của bà Suu Kyi. Ông đến nước này vào sáng sớm ngày thứ Hai và rời nơi đây trong cùng ngày.
Rohingya, một nhóm sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo, không hội đủ điều kiện để có quốc tịch Miến Điện, mặc dù nhiều người đã sống ở đó từ nhiều thế hệ. Quân đội nhấn mạnh họ là những kẻ xâm nhập từ bên kia biên giới ở Bangladesh.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT