Thế Giới

Miến Điện cho chó dại nghe tiếng tụng kinh cho bớt hung hăng

Friday, 26/07/2019 - 08:04:06

Từ những chiếc loa, tiếng tụng kinh Phật giáo phát ra cho một bầy chó hoang ở một trại cứu động vật tại thành phố Yangon trong một nỗ lực bất thường để làm dịu bớt sự hung hăng của chúng


Một trại nuôi chó hoang bên ngoài thành phố Yangon (The New Humanitarian)


YANGON - Từ những chiếc loa, tiếng tụng kinh Phật giáo phát ra cho một bầy chó hoang ở một trại cứu động vật tại thành phố Yangon trong một nỗ lực bất thường để làm dịu bớt sự hung hăng của chúng, khi Miến Điện đang ra sức để kiểm soát đàn chó dại đang ngày càng đông và tai họa bệnh dại chết người.

"Chúng tôi thấy rằng những con chó không giao hợp ... khi chúng tôi thuyết Pháp," ông Maung Maung Oo, người quản lý của Trung Tâm Bảo Vệ Động Vật Thabarwa nói với hãng thông tấn Channel News Asia (CNA).
Ước tính có 1,000 người chết vì bệnh dại mỗi năm ở Miến Điện, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới và là một ước tính thận trọng theo các chuyên gia, vì con số thực sự có thể cao hơn nhiều.
Chó dại là nguồn gốc chính của bệnh dại cho loài người, nhưng việc dùng thuốc độc để sát hại chó đã khuấy động một cuộc tranh luận ở quốc gia đa số theo Phật giáo này.

Một số người tuân theo niềm tin rằng việc thiến sẽ dẫn đến quả báo có thể khiến con chó bị vô sinh ở kiếp sau.
Còn việc chích ngừa thì quá tốn kém, và nhiều trung tâm cứu chó hiện đang thiếu các nguồn lực để làm điều đó.
Nhưng ở trung tâm bảo vệ động vật Thabarwa, nằm cách thành phố Ngưỡng Quang (Yangon) 45km (28 dặm) về phía Đông Bắc, nơi được xem là quê hương của 2,000 con chó dại, trung tâm cho biết họ đã tìm thấy một giải pháp đáng ngạc nhiên để kiểm soát số lượng chó hoang này.
những bản tụng kinh ê a đã được ghi âm trước, được phát hai lần mỗi ngày để làm cho những con chó "bớt hung dữ,” ông Maung Maung Oo giải thích.

"Đâu còn cách nào khác nữa?" ông nói thêm.
Có từ 10 đến 80 con chó mới đến mỗi ngày, và ông Maung Maung Oo cùng đội ngũ 40 người mạnh mẽ của mình, người cũng chăm sóc khỉ và gấu đen châu Á, đã bị làm quá sức của họ.
Số lượng chó trong trung tâm cứu động vật này đã tăng từ 800 lên 2,000 con trong những tuần gần đây, khi chính quyền Ngưỡng Quang tăng cường các biện pháp kiểm soát chó.
Khoảng 7,000 con chó đã được chuyển từ đường phố đến các trung tâm tạm trú khác nhau.
Chiến dịch bắt chó thẳng tay diễn ra khi công chúng đang bực bội vì nạn chó dại, công thêm bế tắc về việc nên giải quyết nạn chó dại như thế nào. Một chương trình triệt sản năm 2016 dường như không có hiệu quả lâu dài, vì Ngưỡng Quang đang có khoảng 200,000 con chó hoang.
Nhiều người coi chúng như một mối đe dọa vì nguy cơ gây bệnh dại, và vì mùi hôi của chúng cũng như việc bị chúng cản trở lối đi.

Mọi việc càng tệ hơn vào buổi tối khi chúng tạo ra những tiếng hú, khiến người dân ở một số nơi không dám ra đường và sợ bị chó cắn.
Chủ tiệm Theingi Win nói rằng nhiều người trong thành phố cảm thấy bị bao vây bởi số lượng chó quá lớn và có nguy cơ thực sự bị tấn công.
"Những con chó hoang thường cắn người khi chúng tức giận. Tôi và cháu gái của tôi bị cắn. Chúng tôi đã đến phòng khám để uống thuốc,” ông Theingi Win, 55 tuổi, kể lại.
Có thể đánh thuốc mê những con chó để đưa chúng đến nơi bắt giữ. Nhưng trong một chiến lược gây tranh cãi hơn, có tới 10% số chó đang bị đầu độc, theo Hiệp Hội Thú Y Miến Điện.
Nhưng sát hại chó hay mang chó đi nơi khác không phải là một cách hiệu quả để giải quyết bệnh dại. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) nói rằng chích ngừa bệnh dại cho chó trong kế hoạch rộng lớn thì may ra có hiệu quả hơn.
Những con chó được chích ngừa sẽ hoạt động "giống như một bức tường lửa,” nữ Tiến Sĩ Marina Ivanova của hội Four Paws cho biết. Hội này là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Vienna, Áo, đang cổ động cho việc mục đích chích ngừa cho một triệu con chó chống lại bệnh dại ở Miến Điện trong ba năm tới.

"Một khi các động vật được chích ngưa trong một lãnh thổ, chúng sẽ không bị bệnh dại và chúng sẽ không truyền vi trùng bệnh dại cho người dân,” cô Ivanova nói thêm.
Thế nhưng vì thiếu nguồn lực, chính quyền thường dựa vào sự đóng góp tư nhân từ các công ty và công dân để tài trợ cho việc chích ngừa bệnh dại.
Trong khi đó, thị trấn Bahan đã quyết định đi theo một con đường "nhẹ nhàng" hơn - đánh lưới và rọ mõm những con chó hoang lại, sau đó chở chúng đến nơi tạm trú cho chó.
Ông Win Bo, một lãnh đạo của thị trấn, giải thích, "Chúng tôi không muốn Miến Điện bị coi là một quốc gia giết chó.”

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT