Thế Giới

Mẹ rời Nhật để cho con được ở lại

Sunday, 27/11/2016 - 10:21:17

Utinan ra đời và lớn lên ở Nhật Bản, chưa bao giờ tới Thái Lan, quê hương của cha mẹ. Việc bà Lonsan ra đi khiến cho em sẽ không có gia đình ở Nhật. Cha của em cũng là người Thái. Cha mẹ Utinan chia tay khi em còn nhỏ.

Mẹ con chia tay tại phi trường trong tháng Chín. (Reuters)


TOKYO – Vào một buổi sáng giữa tháng Chín vừa qua, em Utinan Won ôm mẹ, rồi đứng nhìn theo khi bà bước qua cánh cửa khởi hành tại phi trường quốc tế Narita ở Tokyo để đi tới Bangkok.

Hơn hai tháng trước đó, các thẩm phán tại một tòa án ở Tokyo duy trì lệnh trục xuất em Utinan, 16 tuổi, và mẹ là bà Lonsan Phaphakdee. Cả hai mẹ con đều là công dân Thái Lan sống tại Nhật Bản theo qui chế tạm thời.

Nhưng trong phán quyết của họ, các thẩm phán mở ra một con đường để cho Utinan có thể ở lại Nhật Bản, nếu mẹ em rời khỏi nước này.

Đối với Lonsan, người đã sống ở Nhật Bản trong hơn hai chục năm, ý nghĩa của phán quyết này rất rõ ràng: Bà phải trở về Thái Lan để mở đường cho con trai bà được ở lại nước Nhật.

Tại phi trường bà nói bằng tiếng Thái, được con trai dịch ra tiếng Nhật mà em rất quen thuộc, “Tôi không thể tưởng tượng phải trở về, nhưng chúng tôi đã thua tại tòa án. Tôi không bao giờ tin rằng cuộc đời của chúng ta sẽ ra nông nổi như thế này.”

Trường hợp của Utinan là một ví dụ khác của con đường gây ra lựa chọn khó khăn cho những người từng được sống ở đây theo tư cách thường trú nhân. Con đường này được vạch ra bởi cơ quan di trú Nhật Bản và các tòa án, dành cho một số gia đình đang sống mà không có visa tại nước này. Nhiều cha mẹ, từ những nước như Peru, Bolivia và Iran, đã vào Nhật Bản bằng visa du lịch trong thập niên 1990 và ở lại, sống lén lút với hy vọng sẽ xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và con cái.

Utinan ra đời và lớn lên ở Nhật Bản, chưa bao giờ tới Thái Lan, quê hương của cha mẹ. Việc bà Lonsan ra đi khiến cho em sẽ không có gia đình ở Nhật. Cha của em cũng là người Thái. Cha mẹ Utinan chia tay khi em còn nhỏ.

Em nói. “Mẹ tôi sẽ trở về quê nhà để cho tôi có thể ở lại Nhật Bản. Tôi cảm thấy cô đơn.”
Trong phán quyết vào hôm 30 tháng Sáu, các thẩm phán ở tòa án địa hạt Tokyo lưu ý rằng Utinan đang học trung học, và “càng ngày càng thích nghi với xã hội Nhật Bản,” vì vậy tòa mở đường cho em được ở lại.

Phán quyết nói, “Sau khi người mẹ bị trục xuất, nếu có một người giám hộ có thể chăm sóc cho đứa trẻ thay mặt của người mẹ, nếu có một mạng lưới hỗ trợ, nếu chính đứa trẻ muốn tiếp tục cuộc sống tại Nhật Bản, ngay cả khi xa mẹ, thì còn có chỗ để xem xét lại chuyện có cấp cho đứa con một giấy phép thường trú đặc biệt hay không.”

Utinan hiện đang sống với một người đàn ông Nhật Bản đã hỗ trợ cho gia đình. Ông đang chờ đợi nhà chức trách thi hành phía của họ trong thỏa thuận. Tòa Thượng Thẩm Tokyo sẽ phán quyết về trường hợp của Utinan trong tháng tới về việc em có được ở lại với ông giám hộ Nhật.

Tính tổng cộng, hãng tin Reuters đã nói chuyện với năm gia đình khác. Họ cho biết họ đã nhận được một lời đề nghị trực tiếp bằng miệng từ các viên chức di trú, về tư cách thường trú cho con cái, nếu cha mẹ rời khỏi nước Nhật. Nhưng theo họ cho biết, họ đã từ chối lời đề nghị, thích tiếp tục cuộc tranh đấu của họ để ở lại Nhật Bản, hơn là phá vỡ gia đình của họ.

Một gia đình người Phi Luật Tân đã sống gần 20 năm tại Nhật Bản, trong số họ có chín người được phóng thích tạm thời. Những người Phi này nói rằng các viên chức di trú đã nêu ra đề nghị ấy với họ trong năm ngoái. Con trai của họ, một học sinh lớp 11 trung học, được sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản.

Các giới chức di trú Nhật Bản sẽ không bình luận về những trường hợp cá nhân. Nhưng họ nói với Reuters rằng những lời đề nghị như thế chỉ được đem ra thảo luận, nếu các gia đình trước tiên đưa ra đề nghị ấy.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT