Thế Giới

Mậu dịch Trung Quốc sụt giảm, bị ảnh hưởng của nền kinh tế Á Châu trì trệ

Thursday, 18/05/2017 - 08:35:01

Những con số này, được công bố hôm thứ Ba, sắp sửa cho thấy rằng lạm phát đã tăng lên tới 2.4 pc trong tháng vừa qua, từ mức 2.3 pc, theo các phân tích gia cho biết.


Xe Mobell tai Wuhan. (Wang He/ Getty Images)

 

Hoạt động thương mại của Trung Quốc sa sút lảo đảo, giữa lúc mức tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Á Châu gây ra ảnh hưởng tai hại.

Khối lượng xuất cảng giảm 1.8 pc (packing credit, tín dụng trước khi vận chuyển hàng hóa) trong tháng Tư năm nay so với tháng Tư năm ngoái, theo Tổng Cục Quan Thuế Trung Quốc cho biết. Mức sụt giảm này là lớn hơn so với mức được dự đoán, nối tiếp từ mức tăng trưởng 11.5pc một năm trong tháng Ba.
Chuyên gia Christian Keller cho biết, “Chúng tôi dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại lần nữa trong nửa thứ hai năm nay.”

Khối lượng nhập cảng cũng gây thất vọng, giảm xuống 10.9 pc trong tháng 4 năm nay so với tháng 4 cách đây một năm. Các nhà phân tích đã dự đoán một mức sụt giảm chưa tới một nửa của kích thước đó. Mức sa sút lớn hơn trong hàng hóa nhập cảng có nghĩa là mức thặng dư thương mại của Trung Quốc, tức là khoảng cách giữa nhập cảng và xuất cảng, mở rộng ra tới £45.56 bn (£31.57 bn) (bn là balance of trade, cân bằng mậu dịch) trong tháng qua.

Zhou Hao, một kinh tế gia của Commerzbank, nói, “Cả xuất cảng lẫn nhập cảng đều yếu hơn so với mức được dự đoán, phù hợp với hoạt động thương mại mềm trên khắp Á Châu, cho thấy một năm đầy thử thách thức đối với các thị trường mới nổi lên.”

Mức tăng trưởng kinh tế một năm của Trung Quốc giảm xuống 6.7pc trong tam cá nguyệt thứ nhất, tránh được những mối lo ngại về một cuộc suy thoái tàn bạo hơn. Tuy nhiên, những mối quan ngại về một cuộc sụt giảm mạnh vẫn còn kéo dài.

Các thị trường tài chánh sẽ phải tự chuẩn bị đối phó với những nỗi thất vọng nhiều hơn nữa trong những dữ liệu kinh tế Trung Quốc, ông Zhu báo động như vậy. Ông thêm rằng “một số loại điều chỉnh của thị trường có thể là điều không thể tránh khỏi.”

Christian Keller, một kinh tế gia của Barclays, nói rằng lòng tin tưởng của thế giới đã quay trở lại từ đầu năm nay, khi những nỗi lo ngại về Trung Quốc xuất hiện rõ nét. Ông nói.

Một sự kết hợp giữa hoạt động cải thiện ở Trung Quốc, với một đợt dịu bớt căng thẳng rõ ràng có lợi cho đồng Mỹ kim yếu, nơi các ngân hàng trung ương chủ chốt,” đã giúp ích cho tình hình.

“Lúc này sự thoải mái này về tình hình Trung Quốc dường như không phải là một mối nguy cơ.” Tuy nhiên, ông Keller nhấn mạnh đến các dữ liệu khảo sát mới đây, coi đó là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn vào hàng thứ hai trên thế giới này có thể chậm lại thêm một lần nữa. Ông nói thêm, “Chúng tôi dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại một lần nữa, trong nửa thứ hai của năm nay. Chúng tôi lưu ý rằng việc tích cực mở rộng tín dụng có thể làm tăng thêm nhưng chỗ căn bàn dễ bị tổn thương về mặt tài chánh.”
Theo dự đoán, những dữ liệu riêng rẽ sẽ cho thấy tình trạng lạm phát của Trung Quốc đã tăng lên tới những mức cao nhất tính từ năm 2013, trong năm nay cho tới tháng 4, khi giá thịt heo cao làm tăng vọt mức lạm phát tổng quát.

Những con số này, được công bố hôm thứ Ba, sắp sửa cho thấy rằng lạm phát đã tăng lên tới 2.4 pc trong tháng vừa qua, từ mức 2.3 pc, theo các phân tích gia cho biết.

Chang Liu, thuộc Capital Economics, nói rằng thịt heo giá đắt hơn “có thể gây ra những mối lo ngại về một đợt tái diễn chuyện tăng mức lạm phát do giá thịt heo thúc đẩy, từng gây ra những lo ngại vĩ mô trong năm 2007 và năm 2011.” Tuy nhiên, ông Liu nói rằng ông không dự đoán lạm phát sẽ tăng nhiều hơn nữa trong năm nay.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT