Địa Ốc

Làm thế nào để giải quyết ngôi nhà khi ly dị

Thursday, 22/12/2016 - 10:23:43

Mathew Carson, một chuyên viên môi giới địa ốc tại San Francisco-First Capital Group, nói với báo Wall Street Journal, “Ngay cả khi người phối ngẫu trụ cột gia đình là người đang tái tài trợ, thì vẫn khó khăn như thường.”

Cách hay nhất là bán ngôi nhà và chia tiền cho hai người. Bằng không thì đôi bên phải thỏa thuận về trách nhiệm trả tiền nhà trước tòa án. (Getty Images)


Kết thúc cuộc hôn nhân là điều chẳng thú vị chút nào, đặc biệt là nếu cùng một lúc bạn phải gỡ rối những quyền lợi tài chánh của bạn, và những gì từng nằm trong giấc mơ chung của hai vợ chồng.
Khi một cuộc hôn nhân kết thúc, nhiều chuyện sẽ thay đổi, chứ không phải chỉ có tình trạng quan hệ của bạn mà thôi. Một trong số những điều thay đổi quan trọng nhất và có thể là phức tạp, mà bạn phải làm, là dành cho những công việc sắp xếp cuộc sống của bạn. Cuộc ly dị không những tác động vào nơi bạn sinh sống, mà còn tác động tới những cam kết tài chánh gắn liền với nợ vay mua nhà (mortgage), nếu vợ chồng đồng sở hữu một ngôi nhà.

Trang tài chánh Bankrate nói, “Thường thì tiền nợ mua nhà là trách nhiệm lớn nhất mà cặp vợ chồng phải chia sẻ với nhau. Và việc chia đôi tiền nợ không phải dễ dàng. Theo cách nhìn của ngân hàng cho vay tiền mua nhà, bạn vẫn là người kết hôn và phải chịu trách nhiệm đối với nợ, trừ khi bạn bán nhà hoặc tái tài trợ.”

Việc bán nhà và tái tài trợ là hai trong số những cách lựa chọn được chuộng nhất, để giải quyết ngôi nhà của bạn khi ly dị. Nhưng hai việc ấy không phải những cách lựa chọn duy nhất. Chúng ta hãy chia ra thành những mục nhỏ.

Bán nhà, giải quyết các khoản lợi nhuận

Đây là một cách phổ biến, thường là cách lựa chọn được tòa án yêu cầu, nếu vụ ly dị gây ra tranh cãi, và cả hai bên không thể tự mình đi đến một thỏa thuận. Giả sử có:
a) có trị giá (equity) trong ngôi nhà;
b) nó được coi là tài sản chung; và
c) không có bất kỳ thỏa thuận trước đó (bằng văn bản) về quan tâm lợi ích nơi ngôi nhà, equity thường được phân chia 50-50.

Trang FreeAdvice Legal đề nghị, “Trong suốt quá trình của một cuộc hôn nhân, bất cứ tài sản nào mà cặp vợ chồng có được trong thời gian kết hôn đều được coi là tài sản chung. Nói chung, nếu ngôi nhà được mua bằng những ngân quỹ tài sản cộng đồng trong hôn nhân, thì ngôi nhà sẽ được coi là tài sản cộng đồng, vì nguồn gốc của những ngân quỹ này xác định đặc tính của mặt hàng đó. Khi ngôi nhà được coi là tài sản cộng đồng, mỗi người phối ngẫu sẽ có một một nửa quan tâm lợi ích trong ngôi nhà, và sẽ có một nửa quan tâm lợi ích trong equity.”

Tái tài trợ để ở lại trong ngôi nhà

Nếu một người muốn ở lại trong ngôi nhà và có phương tiện tài chánh để làm như vậy, thì việc mua lại phần của người kia và tái tài trợ là một cách lựa chọn. Tuy nhiên, không phải luôn luôn dễ dàng để làm xong việc đó.
Việc hội đủ điều kiện khi bạn mới mua nhà là được dựa vào hai đầu lương, bạn có thể gặp khó khăn chỉ trên một mức lợi tức mà thôi. Bạn cũng sẽ cần phải đáp ứng những quy định về số điểm tín dụng của ngân hàng cho vay. Ngoài, số dư nợ còn lại khá nhiều, và tiền cấp dưỡng khi ly dị nằm ở mức cao, và/hoặc những khoản tiền chu cấp nuôi con cho phía bên kia, đều có thể tạo ra những vấn đề đối với ngân hàng cho vay.

Mathew Carson, một chuyên viên môi giới địa ốc tại San Francisco-First Capital Group, nói với báo Wall Street Journal, “Ngay cả khi người phối ngẫu trụ cột gia đình là người đang tái tài trợ, thì vẫn khó khăn như thường.”

Tiếp tục trả nợ, nhưng dọn ra ngoài

Việc tái tài trợ loại bỏ tên của bên kia ra khỏi hồ sơ vay tiền, và tháo gỡ nghĩa vụ tài chánh cho họ. Nhưng nếu việc tái tài trợ không phải là một cách lựa chọn, một bên muốn ở lại trong nhà, và người sắp trở thành cựu phối ngẫu phải chịu ở lại trên mortgage sau khi dọn ra ngoài, thì có một cách lựa chọn khác.

Bankrate nói, “Đôi khi một người phối ngẫu có thể đồng ý ở lại trên mortgage, giao cho chồng/vợ cũ tiếp tục trả nợ. Điều quan trọng là phải nhớ rằng quyết toán khoản tiền vay và tất cả các hoạt động thanh toán sẽ tiếp tục “xuất hiện trên các bản báo cáo tín dụng của cả hai bên, ngay cả khi mọi khoản thanh toán đều được thực hiện đúng thời hạn.”

Một người đảm trách trả tiền nhà

Trong hầu hết các tình huống, ngân hàng cho vay sẽ không loại bỏ một trong hai tên phối ngẫu ra khỏi món nợ mà không làm thủ tục tái tài trợ. Một văn bản chính thức từ bỏ chủ quyền có thể chuyển lợi ích về tài sản, mà không tháo gỡ một bên ra khỏi cam kết tài chánh của họ gắn liền với nợ mortgage.
Nhưng, mặc dù là hiếm, việc nhận trách nhiệm trả nợ sẽ cho phép một người “đảm trách,” (assuming) trong khi bỏ trách nhiệm cho người kia, đôi khi vẫn có thể làm được, và đáng xem xét, cho những cặp điều tra về những cách lựa chọn tốt nhất, để giải quyết ngôi nhà của vợ chồng khi ly dị.

Home Guides nói, “Hãy hỏi ngân hàng cho vay của bạn xem khoản vay nợ là có thể được giao lại cho một người hay không. Hãy nhớ rằng bạn phải kiếm đủ mức thu nhập để hội đủ điều kiện đảm nhận khoản vay ấy, và biết rằng không phải mọi khoản mortgage đều có thể được đảm nhận.

Nếu ngân hàng cho vay của bạn cho phép bạn đảm trách mortgage, thì bạn thường phải cung cấp một bản sao của một chứng thư ly dị. Một số ngân hàng cho vay cũng sẽ đòi bạn phải chứng minh mức thu nhập của bạn, thông qua những cuống biên lai thanh toán và tờ khai thuế, giống như bạn đã làm để hội đủ điều kiện được vay tiền mua nhà lần đầu tiên,”

Cả hai bên vẫn còn ở trong nhà
Đối với nhiều cặp vợ chồng đang ly dị, ý tưởng về việc tiếp tục sống trong ngôi nhà của gia đình, với người sẽ là chồng/vợ cũ, nghe ra như thể ít được mong muốn.

Các ưu điểm: Không có biến động đối với những đứa trẻ và không có sự gia tăng đáng kể nơi các khoản chi phí, bởi vì bạn đang đi từ một gia đình sang hai gia đình. Nhược điểm chính: vẫn phải sống với một người mà bạn không muốn phải nhìn thấy mỗi ngày. Và thậm chí đừng hẹn hò với ai, khi đang ly dị nhưng vẫn còn sống với nhau trong nhà. Rõ ràng chuyện đó là có thể làm cho mọi sự ở nhà trở nên thực sự kỳ quặc..

Những tình huống chung sống thành công nhất, nơi những cặp vợ chồng ly dị, đều có xu hướng bao quanh ngôi nhà có những khoảng không gian riêng biệt. Vì vậy một người không ngủ trên chiếc ghế dài ở giữa phòng khách, và cả hai tận hưởng một thứ nào đó giống như riêng tư.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT