Thể Thao

La Liga và Serie A vào mùa, các trận của Premier League sẽ được chiếu trực tiếp cho dân Mỹ xem

Friday, 21/08/2015 - 08:20:33

Có thể nói không sợ sai là như vậy lịch sử thể thao nói chung tại Mỹ đã chuyển hướng cùng với thị hiếu của quần chúng mỗi ngày một gần gũi hơn với bóng đá, một khi mà các trận banh thuộc hạng tầm cỡ bắt đầu trở thành món giải trí cố định vào những ngày thứ Bảy. Một nguồn quảng cáo vô song cho môn bóng đá!

Hậu vệ Raul Albentosa của Malaga, áo trắng sọc xanh, tranh ban với tiền đạo Caelos Kameni của Sevilla đang tìm cách làm bàn trong trận đầu tiên mùa bóng của La Liga. (Jorge Guerrero/Getty Images)

La Liga và Serie A vào mùa, các trận của Premier League sẽ được chiếu trực tiếp cho dân Mỹ xem

Bài THANH NGUYỄN

Thứ Sáu 21/8 có trận đầu mùa bóng đá của La Liga bên Tây Ban Nha với anh cứng cựa là Sevilla – hạng 5 trong nước, đương kim vô địch UEFA League- với anh “cựa mềm” hơn một chút là Malaga, hạng 9. Cùng ngày thì Premier League không có trận nào; Liguee 1 có 6 trận và Bundersliga có 1 trận. Thứ Bảy 22/8 có trận mở màn mùa bóng đá bên Ý của nhóm hàng đầu Serie A với 2 trận gồm 4 đội hạng “nhỏ” ra sân.

Và nguồn tin mới mẻ cũng như hấp dẫn nhất đối với giới hâm mộ bóng đá tại Mỹ nhưng không xem được các đội hàng đầu của Premier League bên Anh một cách thường xuyên nếu như không có “Cable TV” thì hãng truyền hình NBC đã giao kèo với Premier league với số tiền sơ sơ 2 tỷ đồng Bảng Anh để mỗi thứ Bảy trực tiếp tiếp vận các trận đấu của Premier League từ bờ biển Đông Hoa Kỳ qua bờ biển Tây.

Có thể nói không sợ sai là như vậy lịch sử thể thao nói chung tại Mỹ đã chuyển hướng cùng với thị hiếu của quần chúng mỗi ngày một gần gũi hơn với bóng đá, một khi mà các trận banh thuộc hạng tầm cỡ bắt đầu trở thành món giải trí cố định vào những ngày thứ Bảy. Một nguồn quảng cáo vô song cho môn bóng đá!

Và mùa bóng năm nay thì Premier cũng như Ligue 1 bên Pháp đều bắt đầu gần như cùng thời điểm với nhau. Cho đến hôm nay thì từ bên Anh qua bên Pháp, các đội hàng đầu đều có giao đấu với nhau ít nhất là 2 trận, trong khi Bundesliga bên Đức mở màn chậm hơn cho nên một số vào cuộc chỉ mới đá khoảng một trận với nhau. Và như vậy là kể từ thứ Bảy 22/8 thì có thể coi như tất cả các đội bóng hàng đầu của Âu Châu đều bắt đầu rầm rộ nhập cuộc. Vào những ngày cuối tuần mà mỗi nơi có chừng bốn năm trận nối đuôi nhau hoặc có khi cùng lúc ở các sân khác nhau thì cũng là chuyện bình thường.

Và tuy là đầu mùa đấy, thế nhưng tình hình ở các nơi như bên Anh, Pháp, Đức đã cho thấy triển vọng của các đội. Điển hình nhất là trong nhóm Premier League, sau hai trận đấu của từng cặp vào mùa với nhau thì cái đội đang có nhiều vấn đề nhất lại chẳng ai khác hơn là anh đương kim vô địch Premier League mùa bóng 2014-15 là anh Chelsea của Mourinho!

Đấu xong hai trận nhưng rồi làm sao đấy thua một anh đàn em, hòa với một anh cũng đàn em, rốt cuộc chỉ có vỏn vẹn có 1 điểm và đang nằm tuốt dưới hạng thứ 16 trong bảng “phong thần” vào đầu mùa! Ba anh Manchester City, Leicester, Liverpool , Manchester United thì đều nối đuôi nhau đứng từ hạng 1 đến hạng 4 với cùng một số điểm là 6 nhưng thứ hạng khác nhau căn cứ vào số bàn thắng.

Bên Pháp thì anh Paris Saint Germain vẫn đứng đầu sau 2 trận đấu. Budesliga bên Đức mới có một trận giữa dăm ba đội vời nhau nhưng Bayern Munich thì tất nhiên là vẫn đứng đầu bảng, tuy năm nay mất đi anh cầu thủ gạo cội là Bastian Schweinsteiger, qua đầu quân bên Manchester United với cái giá “sang nhượng” cho nhau là 14.4 triệu Bảng Anh.

Nhân cái vụ người đi kẻ ở đó mà thiết tưởng cũng nên có hai điều cần nhấn mạnh.

Thứ nhất, về mặt chữ nghĩa thì theo thói quen thình thoảng ta vẫn quen nói , ví dụ, “Đội A của Anh”, “Đội B của Ý” v.v.. Có lẽ cách gọi chính xác nhất là “Đội A bên Anh,” “Đội B bên Y,Ù” v.v. vì chữ “của” chỉ dành cho đội tuyển quốc gia với cầu thủ chung một quốc tịch! Mà ngay cả mặt đó thì thời buổi ngày nay cũng có khác xưa nhiều lắm.

Chả nói gì đâu xa, kỳ World Cup 2014 ở Brazil, đội tuyển quốc gia của Mỹ có đến 7 cầu thủ mang hai quốc tịch! Còn ngoài đấy ra, không phải là đội tuyển quốc gia, thì bất kỳ một đội lớn bé nào ỡ mỗi nước đều thuộc diện “quốc tế,” cả về mặt chủng tộc, màu da, quốc tịch. Trường hợp một đội hạng “nhỏ” trong La Liga kỳ này bắt buộc phải thâu nhận một cầu thủ Trung Quốc vì “nguồn bảo trợ” đặt điều kiện như thế thì chẳng nói làm gì! Còn nếu như đội Thượng Hải trong mùa bóng 2012-13 đã từng mời anh da đen Didier Drogba gốc Côte d ’Ivoire từ đội Chelsea qua đấy làm ăn thì lại là chuyện khác nữa! Đội Thượng Hải hiện có 1 người Thụy Điển, một Ý, một Brazil và một người Argentina.

Sau đây là một vài con số có liên quan đến những vụ trao đổi mua bán cầu thủ được nhắc đến nhiều do có tên tuổi trong mùa Hè vừa qua, vì bây giờ hết Hè thì không còn ai được mua bán đổi chác gì nữa:

Đội Chelsea mua Baba Rahman của đội Augsburg bên Đức với giá 17,7 triệu Bảng Anh . Chelsea “bán” thủ môn Petr Cesc cho Arsenal với giá 10 triệu Bảng Anh.

Crystal Palace mua Yohan Cabaye của Paris Saint Germain với giá 13 triệu Bảng Anh; và cho đi thì nhiều thế nhưng chả được tiền nong gì đáng kể vì khôn g thuộc diện cầu thủ đắt giá.

Liverpool bỏ tiền ra mua Benteke của Aston Villa với giá 32.5 triệu Bảng Anh, Firmino của Hoffenheim bên Đức với giá 29 triệu Bảng Anh, Clyne của Southampton với giá 12.5 triệu Bảng Anh. Bán Raheem Sterling với giá 49 triệu Bảng Anh cho Manhcester City, trong khi Manchester City mua thêm Otamendi của đội Valencia bên Tây Ban Nha với giá 33 triệu bảng Anh. Và Liverpool bán lại cho Valencia cầu thủ Negredo với giá 21.3 triệu Bảng Anh.

Những con số ở trên chỉ là tiêu biểu để nói lên hai điều: Sau một mùa bóng, chả còn mấy đội giữ nguyên thành phần đội ngũ của mình, và điều quan trọng hơn: Không có tiền thì không có được cầu thủ loại đắt giá.

Không có cầu thủ loại đắt giá thì không có hy vọng đứng đầu bảng trong nước hoặc chiếm giải này giải kia. Câu hỏi đi theo mấy điều vừa kể : Đứng đầu bảng trong nước để làm gì? Đoạt giải này giải kia để mà làm gì? Có “tiếng” chỉ là chuyện “nhỏ”; có tiền do hợp đồng với các hệt thống truyền thông, hợp đồng với các công ty sản xuất hàng hóa, v.v. và v.v. thì mới là “chuyện lớn”! Đã từ lâu, bóng đá quốc tế là chuyện đại kinh doanh!

Hai cầu thủ có lương thuộc hàng cao nhất thế giới là Ronaldo và Messi, thề nhưng tiền lương hàng năm của họ chả có nhằm nhò gì so với tiền họ thu hoạch từ các công ty kinh doanh mượn danh nghĩa cùng hình ảnh của họ để chào hàng! Bức tranh nói chung là như vậy! (tn)

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT