Thế Giới

Kim dẫn vợ đi thăm xưởng mỹ phẩm

Monday, 30/10/2017 - 10:20:27

Kim Chính Vân cười nói xem ra rất vui vẻ, khi nói có nhiều sản phẩm đa dạng như Bomhyanggi và Unhasa do chính Bắc Hàn sản xuất, sau khi các lệnh trừng phạt khiến hàng mỹ phẩm ngoại quốc không còn được nhập vào Bắc Hàn.

Kim Chính Vân cùng với vợ là Ri Sol-ju và em gái đi thăm viếng một công ty sản xuất mỹ phẩm mới đây ở Bắc Hàn. Cô em gái này ít khi xuất hiện trước công chúng, nhưng mới đây cô đã được anh trai đưa vào giữ một ghế quan trọng trong chính phủ.
Kim Chính Vân cười nói xem ra rất vui vẻ, khi nói có nhiều sản phẩm đa dạng như Bomhyanggi và Unhasa do chính Bắc Hàn sản xuất, sau khi các lệnh trừng phạt khiến hàng mỹ phẩm ngoại quốc không còn được nhập vào Bắc Hàn.
Chuyến di thăm nhà máy mỹ phẩm của Kim ngay lập tức được quảng bá “như một thí dụ cho thấy Bắc Hàn có khả năng chăm sóc đời sống thường nhật của dân chúng, bằng cách cung cấp hàng hóa tự làm ra, không thua gì của Trung Quốc hay Nam Hàn.”
Hãng tin KCNA của Bắc Hàn trích thuật lời khen ngợi của Kim đến nhà máy này và bảo “phẩm chất hàng của chúng ta không thua gì so với thế giới.”

Catalonia: Các lãnh đạo trốn sang Bỉ tị nạn
Hôm thứ Hai một quan tòa Tây Ban Nha cho hay ông đang muốn truy tố về các hành vi phản nghịch, có ý tách riêng và tham ô hối lội đối với các lãnh đạo của chính phủ Catalonia nhưng ông Carles Puigdemont, lãnh tụ Catolonia và năm Bộ Trưởng được báo chí cho hay đã lánh sang Bỉ tìm quy chế tị nạn, chỉ vài giờ trước khi lệnh truy tố này được ban ra.
Có nguồn tin cho là những người bỏ trốn sẽ cố gắng thành lập một chính phủ Catalonia lưu vong nhằm tiếp tục tranh đấu. Các viên chức của chính phủ Tây Ban Nha cho hay có tin là ông Puigdemont đang ở Brussels nhưng một dại diện cho đảng Pdecat của ông không khẳng định hiện nay ông này đang ở đâu, nhưng hôm qua Bộ Trưởng Di Dân của Bỉ có gợi ý là “Bỉ có thể sẽ đưa ra đề nghị nhận cuộc sống lưu vong của ông Puigdemont.”

Nam Phi: Trại chủ da trắng biểu tình
Nhiều cuộc biểu tình đã bùng lên nhằm phản đối vụ một số trại chủ da trắng bị ám sát chết. Những người biểu tình đã ngăn chận nhiều xa lộ ở Nam Phi hôm thứ Hai khiến giao thông bị đình đốn nặng nề. Nhưng đã có tình trạng chia rẽ chủng tộc xảy ra vì có nhiều người khi đi biểu tình lại mang theo lá cờ thời apartheid còn ngự trị ở Nam Phi, khi quốc gia này bị một thiểu số da trắng cai trị và dân chúng da đen không có quyền đầu phiếu.
Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật Nam Phi là Nathi Mthethwa dùng trang mạng Tweeter phản đối cuộc biểu tình có tên “blackmonday” đã dùng cờ của chủ nghĩa apartheid giương lên. Các cuộc biểu tình đã nổ ra ba ngày sau khi có hai trại chủ da trắng bị kết án 10 năm tù vì họ đã ép một người da đen vào nằm trong một cỗ quan tài. Sau đó họ lại bị ám sát chết, trong số này có ông Joubert Conradie, 47 tuổi, bị bắn chết ngay tại trang trại của ông.  

Kenya: Cựu tổng thống tái đắc cử
Cựu Tổng Thống Uhuru Kenyatta của Kenya đã được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc tái bầu chức tổng thống cho quốc gia Phi Châu này. Theo Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia thì ông Kenyatta chiếm 98% số phiếu, nhưng tổng số cử tri đi bầu chỉ là 39%, chưa bằng phân nữa tổng số cư tri dã di bỏ phiếu trong lần đầu vào tháng Tám.
Sở dĩ ông Kenyatta thắng lớn áp đảo vì đối thủ của ông là Raila Odinga đã tuyên bố rút ra khỏi cuộc tái bầu cử và đồng thời kêu gọi những người ủng hộ ông hãy tẩy chay cuộc tái bầu cử. Trong tháng Tám ông Kenyatta cũng là người chiến thắng nhưng Tối Cao Pháp Viện Kenya ra phán quyết hủy bỏ kết quả do có nhiều chuyện “không bình thường” và yêu cầu cho bầu lại.
Có 25 quận hạt bầu cử không tổ chức bầu vì lý do an ninh, nhưng Ủy ban Bầu cử cho hay chuyện này không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc.

Giáo sư Mỹ bị Taliban bắt có sức khỏe kém
Một giáo sư người Mỹ tên Keven King, 61 tuổi, bị lực lượng Taliban ở Afghanistan bắt giữ trong tháng Tám, 2016, đang bị bệnh nặng và sức khỏe của ông giảm rất rõ do bị suy tim. Theo thông báo của Taliban thì Hoa Kỳ nên thỏa mãn các đòi hỏi của Taliban càng sớm càng tốt nhằm phóng thích ông King và Taliban nói nếu ông King có mệnh chung thì Taliban sẽ không chịu trách nhiệm.
Giáo sư King và bạn đồng nghiệp là giáo sư Timothy Weeks người Úc đang giảng dạy tại đại học AUAF ở thủ đô Kabul của Afghanistan thì cả hai bị Taliban dùng súng bắt đi mất.
Taliban ra thông tri có đoạn, “Chúng tôi cứu mạng cho ông ta, chúng tôi không có phương tiện y tế hữu hiệu, vì thế chúng tôi không sao chăm sóc cho ông ấy cho đàng hoàng được.”
Người ta tin là cả hai giáo sư Mỹ và Úc này đang bị các tay súng của nhóm Haqqani, có liên hệ với Taliban, giam giữ.

Nam cảnh cáo Bắc Hàn phải ngưng thử bom
Nhà dự báo khí tượng chính yếu của Nam Hàn vừa cảnh báo là nếu như Bình Nhưỡng lại thử thêm bom nguyên tử tại một vùng đồi núi phía đông bắc của Bắc Hàn, có thể sẽ gây ra tình trạng rò rỉ phóng xạ nguy hiểm. Theo viên chức này, ông Nam Jae-cheol, thì một lỗ thủng dài tới 100 mét ở chân ngọn núi Mount Mantap có thể bể tung ra với một cuộc thử bom mới.
Vào ngày 3 tháng 9, vụ thử bom mà Bắc Hàn nói là bom hạch nhiệt đã gây ra nhiều vụ đất chuồi. Từ năm 2006 đến nay, như thế Bắc Hàn đã cho nổ 6 quả bom nguyên tử, tất cả đều diễn ra tại cùng một vị trí.
Hãng tin Yonhap của Nam Hàn trích lời ông Nam cho hay, “Có một khoảng thủng lớn, dài từ 60 đến 100 mét, xuất hiện ở chân núi Mount Mantap trong vùng thử bom Punggye-ri rồi, bây giờ mà tiếp tục thử nữa tại nơi này, có thể gây tình trạng sụp đổ.”

Syria: Tiếp tế đến vùng phía đông
Các toán cứu tế đã đến được vùng Eastern Ghouta nằm về phía đông của Syria, một vùng vẫn do phe kháng chiến chiếm giữ ở bên ngoài thủ đô Damascus. Dân chúng bị nạn đói hoành hành tại đây, lần đầu tiên nhận được thực phẩm cứu trợ từ hơn 1 năm qua.
Theo tin của Liên Hiệp Quốc, hàng cứu trợ cho khoảng 400,000 người đã được phép đưa vào các thành phố Kafr Batna và Saqba hôm thứ Hai. Ủy viên Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nói trước đó là “tình hình đói kém nơi đây có thể sẽ bị quy tội tác chiến tranh đối với những ai chịu trách nhiệm.”
Từ năm 2013 đến nay có khoảng 350,000 cư dân vùng này rất thống khổ do lực lượng ủng hộ chính thể Damascus bao vây. Bà Mona Kurda, đại diện Hiệp Hội SARC của Syria cho biết đã có “49 chiếc xe tải chở 8,000 thùng thực phẩm cùng lúa mì, thuốc men và nhiều thứ khác đã đến đây.”   


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT