Thế Giới

Không ký công ước, Mỹ mất phần trong cuộc đua khai thác khoáng sản ở đáy biển

Thursday, 14/11/2019 - 07:47:55

Truyền thông cho biết vào thứ Năm, việc không phê chuẩn Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) 1982 đã khiến Hoa Kỳ không thể xin giấy phép...



Người Phi Luật Tân biểu tình chống Trung Cộng tại thành phố Makati, vì Trung Cộng đã bất chấp Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc khi chiếm giữ một số hải đảo thuộc chủ quyền của Phi Luật Tân. (Getty Images)


Truyền thông cho biết vào thứ Năm, việc không phê chuẩn Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) 1982 đã khiến Hoa Kỳ không thể xin giấy phép khai thác tài nguyên tại khu vực Clarion Clipperton ở đáy biển, do Cơ Quan Quản Lý Đáy Biển Quốc Tế cấp.
Khu vực Clarion Clipperton nằm ở vùng biển giữa Hawaii và Mexico, chứa nhiều kim loại có giá trị kinh tế cao như niken, đồng, cobalt, mangan và đặc biệt là đất hiếm. Trữ lượng kim loại tại khu vực này được cho là nhiều hơn mọi nơi trên thế giới và có giá trị ước tính lên tới $16,000 tỷ Mỹ kim.

Đô Đốc Jonathan White của Hải Quân Hoa Kỳ lo ngại việc đứng ngoài UNCLOS sẽ khiến Hoa Kỳ không có tiếng nói trong việc định hình khai thác và bảo vệ môi trường biển. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho Trung Cộng vượt qua Hoa Kỳ trong việc khai thác và kiểm soát đáy biển.
Mười chín quốc gia thành viên UNCLOS đã được Cơ Quan Quản Lý Đáy Biển Quốc Tế cấp giấy phép khai thác ở Clarion Clipperton, trong đó có Nga, Trung Cộng, Pháp, Đức hay thậm chí cả Cuba. Do không phải là thành viên UNCLOS, Hoa Kỳ không thể xin giấy phép khai thác đáy biển từ cơ quan này.
"Điều này khiến chúng ta trở nên cô lập hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc,” Đô đốc White nói.
Được phê chuẩn năm 1982, UNCLOS được coi là “Hiến Pháp Về Biển và Đại Dương,” là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động sử dụng và hợp tác về biển ở cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới. Hiện nay, 168 quốc gia đã trở thành thành viên của UNCLOS.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT