Hoa Kỳ

Khó khăn Trump đối diện ngay lập tức chính là kinh tế

Saturday, 07/01/2017 - 11:55:06

Nền kinh tế Hoa Kỳ là một trong vài chủ đề tranh luận hàng đầu giữa hai ứng cử viên và là xương sống cho cái khẩu hiệu nổi tiếng của ông Trump là “hãy làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại,” chính cái lo của nhiều dân Mỹ về “của ăn của để” phần lớn làm bà Clinton thua cử.


Đó là một khoảng thời gian khá dài, đến 8 năm, khi nền kinh tế Mỹ thực sự tỏ ra khởi sắc, sau cuộc “đại khủng hoảng kinh tế-tài chính” từ năm 2006 kéo dài, khi tiền lương mà nhân viên đi làm ở Hoa Kỳ tăng lên kha khá. Chính xác là từ giữa năm 2009, kinh tế “có dấu hiệu sáng sủa trở lại.”

Nền kinh tế Hoa Kỳ là một trong vài chủ đề tranh luận hàng đầu giữa hai ứng cử viên và là xương sống cho cái khẩu hiệu nổi tiếng của ông Trump là “hãy làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại,” chính cái lo của nhiều dân Mỹ về “của ăn của để” phần lớn làm bà Clinton thua cử.

Trong tháng 12, thị trường nhân lực thêm được 156,000 việc làm, theo báo cáo của Bộ Lao Động, tức là kém hơn con số mà giới chuyên môn mong đợi và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng khoảng 0.9%, đạt 4.7%. Các chuyên gia kinh tế nhận định là trong năm 2017, con số jobs mới sẽ còn ít hơn trong năm 2016.

Chắc chắn khuynh hướng tăng lương cho nhân viên sẽ còn mạnh hơn torng năm 2017, vì thị trường nhân lực mà siết lại thì các chủ nhân phải lo tăng lương để mong giữ lại người giỏi. Diane Swonk, một nhà nghiên cứu kinh tế độc lập, nhận xét: “Đó là nét nổi bật của kinh tế hiện nay tại Mỹ.”

Một nguyên nhân nữa giải thích hiện tượng này là do Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã cho gia tăng lãi suất ngân hàng và còn hứa sẽ cho tăng thêm khoảng 3 lần nữa ngay trong năm nay, nhằm chống lại đà lạm phát.
Những bất lợi này có khả năng làm cho chương trình khuếch trương kinh tế của ông Trump sẽ gặp khó khăn không phải nhỏ, nhất là trong những tháng đầu tiên, thậm chí những năm đầu tiên, trước khi có thể những hiệu quả tốt đẹp sẽ xuất hiện, do thuế giảm và luật doanh nghiệp đổi mới.

Chris Rupkey, chuyên gia kinh tế tài chính của ngân hàng MUFG Union Bank, nhận xét: “Hiện nay nền kinh tế Mỹ đang thể hiện là một nền kinh tế nhận người vào làm việc hết công suất rồi, thật khó cho ông Trump khi ông muốn tăng gấp đôi con số GDP hay tạo ra thêm hàng chục triệu việc làm mới.”

Theo ông Rupkey, vấn đề của ông Trump sẽ nằm ở chỗ ông dùng cách “những kết quả mỹ miều trong kinh tế” hầu thu hút phiếu cử tri, nhưng giờ đây đúng là khó khăn khó vượt, khi chính nền kinh tế đó lại không cho phép ông thực hiện các lời hứa với cử tri trước đây.

Những gì ông Trump lo ngại có thể vẫn tồn tại khi ông đã là Tổng Thống, đó là 55% dân lao động Mỹ không có bằng đại học sẽ ít có cơ hội hơn tìm được việc làm và nhiều triệu nhân viên thất nghiệp bỏ luôn việc kiếm việc.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT