Chuyện Nước Pháp

Khi các nhà đạo diễn ngoại quốc chọn Paris để quay phim (hết)

Wednesday, 15/06/2016 - 11:17:46

Trong cuốn phim mang tên “Người thám hiểm mặt trăng (Moonriker)” của đại thám tử  tài ba Bond luôn luôn thành công trong những đặc vụ cực kỳ nguy hiểm, trung tâm văn hoá nói trên được chọn quay vài cảnh. 

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Thủ đô ánh sáng luôn luôn là nơi có nhiều thắng cảnh thu hút nhiều du khách thế giới. Đó cũng là lý do khiến nhiều nhà làm phim nghĩ rằng họ câu thêm được nhiều khán giả khi cảnh tượng được quay thẳng tại Paris. Một lý do cá nhân khác là chính những người thực hiện nghệ thuật thứ 7 cũng yêu thích nơi này. Đạo diễn người xứ Cờ Hoa tên Quentin Tarantino (rất nổi tiếng với phim Pulp fiction đoạt giải thưởng Điện Ảnh tại đại hội phim ở Cannes năm 1994, năm nay ông 53 tuổi sinh quán tại tiểu bang Tennesse bên Mỹ bố gốc Ý mẹ là Hoa Kỳ) cũng có gu ưa thích Paris. Ông đã chọn quay chỉ có 2 màn trong phim Inglorious Basterds (Le commando des bâtards, những chiến binh lai căng, năm 2009) nói về cuộc đời của một phụ nữ Pháp (duy nhất còn sống sót) chứng kiến gia đình bị Đức quốc xã tiêu diệt khi họ chiếm Paris vào thế chiến thứ 2 nên tìm cách trả thù và đạo quân lai Do Thái-Mỹ có cùng mục tiêu trừ khử lực lượng ác độc Đức nói trên qua thời kỳ tổ chức thứ 3 của chúng.

Quán ăn Pháp mang tên La Renaissance (Sự Hồi Sinh) được chọn lựa bởi đạo diễn Mỹ gốc Ý (chúng ta đã biết nhiều vị nhờ cha mẹ di dân qua vùng Đất Hứa đã phát triển tài năng tối đa tại Hoa Kỳ). Quán ăn này chỉ có mặt từ đầu thế kỷ thứ 20 mà thôi (1904) nhưng đã thu hút nhiều nhà đạo diễn phim ngoại quốc. Họ khám phá nơi này nhờ phim Pháp đã vào đây trước với các nhà quay phim nội địa, đặc biệt tài tử trứ danh gốc Ý (đúng là người Ý rất có duyên với phim ảnh xi nê ma) Jean Paul Belmondo. Giai thoại cho biết nam tài tử này và một ông khác cứ... quên trả tiền uống nước cho chủ quán nhiều lần! Quán ăn được chấm điểm 4,5/5 bởi nhiều thực khách đã đến tiêu thụ tại quận 18 ở Paris. Bên ngoài, nó có màu đỏ tươi nổi bật trên vĩa hè. Bên trong là bàn ghế màu gỗ nâu thông thường có thêm loại ghế ngồi dài đặc biệt (banquette) từ 2 chỗ trở lên cũng có màu đỏ sống động với giá trung bình là 50 đồng tiền Pháp cho từng người. Khách sạn mang cùng tên được xây dựng kèm theo để mở rộng sinh hoạt kinh tế. Trong lòng quán có dán tấm bích chương khổng lồ quảng cáo phim Les Ripoux (tiếng lóng chỉ định cảnh sát viên ăn hối lộ, nói ngược lại kiểu verlan là pourri có nghĩa là hư hỏng) do 2 nam tài tử Pháp lừng danh Philippe de Noiret và Thierry Lhermite đóng với đạo diễn Claude Zidi năm 1984. Phim thuộc loại hài hước chế diễu những tính chất nhân loại nan giải (như thích ăn hối lộ) thành công vì dân Tây rất thích thú và lãnh nhiều giải thưởng César nên nó kéo qua đến kỳ 3 (năm 2003) làm quán ăn Hồi Sinh cũng nổi danh theo đó. Thật sự, thức ăn không có gì đặc sắc hơn những nơi khác nhưng bù lại chính những quang cảnh bên ngoài tiệm và từng chi tiết xảy ra trong quán mới có sức thu hút tâm lý khách chọn vào nơi đây. Họ không bị thất vọng chút nào vì nghệ thuật thứ 7 đã ghé mắt đến trước và nó có lý! Phải vào trong, ngồi đó; chọn lựa thực đơn rồi dần dà thấm đậm vào bầu không khí “nghệ thuật nhân sinh” chung quanh họ...

Chúng ta đến thăm Trung Tâm Quốc Gia Nghệ Thuật và Văn Hóa Pháp mang tên cựu tổng thống Geoges Pompidou. Vào năm 1979, kiến trúc toà nhà vĩ đại này đã cưu mang hình dáng của tương lai và nó tạm biến thành một trung tâm nghiên cứu không gian trong cuốn phim trinh thám hàng loạt mà dân ghiền xi nê ma ai cũng biết là James Bond!

Trong cuốn phim mang tên “Người thám hiểm mặt trăng (Moonriker)” của đại thám tử  tài ba Bond luôn luôn thành công trong những đặc vụ cực kỳ nguy hiểm, trung tâm văn hoá nói trên được chọn quay vài cảnh.  

 

Trung tâm quốc gia nghệ thuật và văn hóa Pompidou với ảnh phim James Bond

 

Nhà đạo diễn phim bị mê hoặc bởi những hành lang dài dằng dặc trong toà nhà làm bằng những quả bóng to tròn với chất liệu thủy tinh trong veo bắt giữ ánh sáng và phản chiếu ra ngoài lóng lánh rất nghệ thuật tương lai cho các thế kỷ sau nữa. Cuốn tiểu thuyết trinh thám của (cố) sĩ quan điều tra hải quân Anh, ký giả kiêm nhà văn Ian Lancaster Fleming (kể từ năm 1953, ông viết sách gián điệp dựa trên nghề nghiệp của chính mình trong vai chàng James Bond mang mật mã 007 trong Mật Vụ Thông Minh bán rất chạy cả trăm triệu cuốn!) với cái tên đã kể lần thứ 11 có chủ đề khoa học giả tưởng. Vì vậy, thật lý tưởng cho cảnh tượng tương lai nào ai biết ra sao nhưng nó gần giống như thế trong phim cho khán giả thưởng thức.

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa GP muốn có một hình thức xây dựng cách mạng (khác với thời đại sau-kỹ nghệ và để dễ dàng hơn trong sự phổ biến văn hoá) nên các kiến trúc sư đã đi theo đường lối đó. Vì thế, họ hứng chịu nhiều chỉ trích của dân chúng thủ đô. Những người này nói rằng kiến trúc đồ sộ kia trông giống một xưởng lọc dầu lửa giả hiệu quá đi mất! Có lý, khi chúng ta nhìn thấy bên ngoài (ảnh kèm) những ống kim loại dài thòn (thường dùng để dẫn dầu lửa) nổi bật trên mặt tiền. Những ống thông khí, ống dẫn nước và đường dây dẫn điện sáng tạo theo kiểu để lơ là tượng trưng làm phiền nhiễu ánh mắt khi mọi người nhìn thấy. Tuy nhiên, đó chỉ là điều không đáng kể về phương diện kiến trúc; bên trong những gian phòng chứa đầy các công trình nghệ thuật mới là chuyện lớn lao. Nơi đây được sắp hạng 3 thế giới sau viện bảo tàng tân nghệ thuật của New-York (Museum of Modern Art) và viện tương tự ở Luân Đôn (Tate Modern of London). Hơn 100.000 công trình nghệ thuật chưng bày làm công chúng (5 triệu người) thăm viếng say mê hàng năm ở quận 4 thủ đô Paris!

Ntnd

 

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT