Thế Giới

Khấy động Biển Đông: Nga xen vô, bất kể Trung Cộng đang cạnh tranh với Mỹ

Sunday, 19/01/2020 - 06:44:23

Nhưng Nga đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với cả hai đối thủ này của Bắc Kinh và đang được cả Manila và Hà Nội hỗ trợ trong việc thăm dò các khu vực giàu tài nguyên của khu vực tranh chấp.


Tàu chiến Trung Cộng và tàu chiến Nga từng tập trận chung ngoài khơi Quảng Đông năm 2016. (Getty Images)

Trung Cộng và Nga đã trở nên gần gũi hơn khi đối mặt trước sự giận dữ của Mỹ và các nước Tây Phương, khi Nga bị trừng phạt sau khi Tổng Thống Vladimir Putin bật đèn xanh cho việc xâm chiếm Crimea của Ukraine bất hợp pháp vào năm 2014, và sự hỗn loạn chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Tàu đã để lại một vết lõm kinh tế trong tham vọng của Trung Quốc.
Điều này đã khiến Nga và Trung Cộng phụ thuộc nhiều hơn vào nhau, tăng cường quan hệ thương mại và quân sự để chống lại sự thù địch của Hoa Kỳ.
Vào tháng 9 năm 2016, Trung Quốc và Nga đã bắt đầu các cuộc tập trận chung phô trương sức mạnh quân sự của cả hai quốc gia trong một thách thức đối với Mỹ ở Biển Đông.
Năm cuộc tập trận chung giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa trong bốn năm, cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng đối với Hải Quân Hoa Kỳ trong khu vực khi Hoa Kỳ đang tìm cách đối phó trước sự việc Trung Cộng đang quân sự hóa các cụm đảo ở Biển Động và sự thống trị về thương mại của Trung Quốc trên thế giới.
Nhưng những phát triển khác trong khu vực Biển Đông cũng cho thấy rằng Nga và Trung Cộng đang có những cách nhìn khác nhau trên Biển Đông, có thể gây ra sự kính chống về chính trị.
Trung Cộng đã đụng độ nhiều lần với các quốc gia nhỏ hơn ở khu vực Biển Đông, mà nhiều nhất là đối với Việt Nam và Phi Luật Tân.
Nhưng Nga đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với cả hai đối thủ này của Bắc Kinh và đang được cả Manila và Hà Nội hỗ trợ trong việc thăm dò các khu vực giàu tài nguyên của khu vực tranh chấp.
Vào tháng 10, Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã mời công ty năng lượng Rosneft có trụ sở tại Mạc Tư Khoa để tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Đại diện Phi Luật Tân cũng đã được mời tới Mạc Tư Khoa và Nga cũng đã đồng ý cho các tàu của Manila khám phá vùng biển phong phú dầu hỏa gần Nga.
Rosneft thuộc một nửa sở hữu của chính phủ Nga, và do đó cho thấy Tổng Thống Vladimir Putin đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến Biển Đông.
Nga cũng có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, khi hai quốc gia làm cho quốc phòng trở thành một phần cốt lõi trong quan hệ của họ.
Hà Nội và Mạc Tư Khoa đã đồng ý thỏa thuận hợp tác quốc phòng từ năm 2018 - 2020 vào năm ngoái và đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng trong giai đoạn 2019 - 2023.
Nga và Việt Nam cũng nâng quan hệ song phương của họ lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012, theo tường trình của National Interest.
Đáng lo ngại hơn nữa đối với Bắc Kinh là cuộc thăm dò của Rosneft, trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và đang tranh cãi với Trung Quốc.
Việt Nam đặc biệt khó đối phó với Trung Quốc, là quốc gia nhỏ duy nhất đưa ra sự kháng cự đáng kể đối với sự xâm lấn của Trung Quốc.
Đầu năm nay, Bắc Kinh và Hà Nội đã bị rối rắm trong một cuộc đình chiến kéo dài ba tháng khi tàu dầu Trung Quốc - Haiyang Dizhi 8 - vẫn ở trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Và việc Nga thăm dò ở khu vực này đã phá vỡ các điều kiện do Trung Cộng đặt ra, không một quốc gia, tổ chức, công ty hay cá nhân nào khi không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc, có thể thực hiện các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT