Hôn Nhân, Cuộc Sống

Hô hấp nhân tạo (CPR) cho trẻ em

Sunday, 14/08/2016 - 09:59:35

Ngoài ra, hãy nhớ rằng việc huấn luyện CPR đòi phải thực hành thường xuyên. Nếu không thực hành như vậy, có lẽ bạn hể sẽ mất đi những năng khiếu để thực hiện CRP một cách an toàn.

Trẻ em được tập hô hấp nhân tạo trước khi vào hồ bơi. (Getty Images)

 

Tại Mỹ, quí vị chẳng cũng từng nghe nói về CPR tại trường học của con hay trong một cuộc họp cộng đồng nào đó bàn về những trường hợp khẩn cấp. Vậy CPR là gì?
CPR là dạng viết tắt từ Cardiopulmonary Resuscitation, nghĩa là hô hấp nhân tạo, hay phục hồi khả năng của tim và phổi. CPR còn được gọi là hồi sức bằng cách áp miệng vào miệng. Đây là một loại hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thở của bạn vào trong phổi của nạn nhân. Có ba phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào chuyện bạn đang thực hiện CPR trên một trẻ sơ sinh, một trẻ nhỏ, hoặc một người lớn. Ở đây chúng tôi sẽ thảo luận về CPR cho trẻ em, được áp dụng cho các em từ 1 tuổi đến 8 tuổi.
Sự khác biệt giữa CPR trẻ em và CPR cho trẻ sơ sinh hoặc cho người lớn là gì?

Các kỹ thuật được sử dụng để làm hồi sinh người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em đều là tương tự. Có một sự khác biệt nhỏ, đó là áp chặt miệng của bạn vào cả mũi lẫn miệng của em bé sơ sinh thường là dễ dàng hơn. Bạn sẽ phải cẩn thận hơn một chút với một đứa trẻ so với một người lớn. Chẳng hạn, đừng đẩy ngược đầu của một đứa trẻ ra quá xa, vì đường thở và cổ của một trẻ em mong manh hơn so với người lớn.

Việc đọc về CPR không thể dạy cho bạn thực hiện tốt công việc ấy. Danh sách kiểm tra CPR trẻ em sau đây chỉ được coi như như một bản hướng dẫn. Vì lý do an toàn, bạn nên học một khóa CPR trẻ sơ sinh / trẻ em, mà bạn có thể thường hoàn tất trong một khóa kéo dài một ngày ở YMCA (Hội Thanh Niên Cơ Đốc) địa phương, bệnh viện, câu lạc bộ sức khỏe, trung tâm cộng đồng, hoặc chi hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ. Để biết thêm thông tin về các lớp học, xin gọi điện thoại cho Hồng Thập Tự Hoa Kỳ; tìm dưới mục Hồng Thập Tự Hoa Kỳ trong phần trang trắng của cuốn niên giám điện thoại của bạn.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng việc huấn luyện CPR đòi phải thực hành thường xuyên. Nếu không thực hành như vậy, có lẽ bạn hể sẽ mất đi những năng khiếu để thực hiện CRP một cách an toàn.

Khi nào tôi nên làm CPR cho con tôi?

CPR chỉ nên được sử dụng nếu một đứa trẻ đáp ứng ba tiêu chuẩn: bất tỉnh, không thở, và mạch không đập. Việc làm CPR cho một đứa trẻ nào không đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn này có thể làm hại nhiều hơn là làm lợi.

Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ rằng con tôi ngừng thở?

Hãy giữ bình tĩnh. Dù chuyện này đáng sợ như thế đi nữa, bạn sẽ cần phải có đầu óc tỉnh táo để giúp đỡ. Nếu bạn chưa gọi 911, thì hãy nhờ một ai đó gọi ngay lập tức, trong khi bạn bắt đầu làm CPR. Nếu không có ai khác ở xung quanh, trước tiên hãy bắt đầu làm CPR. Đừng lo lắng về chuyện làm việc đó một cách hoàn toàn đúng. Điều quan trọng là bạn thực hiện các bước nhanh chóng theo khả năng.
Năm bước này, được rút ra từ các bản hướng dẫn của Hàn Lâm Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ và Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, là những điều căn bản về những gì phải làm trong một trường hợp khẩn cấp về chuyện thở.
Hãy nhanh chóng nhưng nhẹ nhàng đặt con bạn nằm ngữa trên một bề mặt cứng, trừ khi bạn nghĩ rằng con bạn có thể có một chấn thương ở cột xương sống, cổ, hoặc lưng. Trong trường hợp đó, đừng di chuyển con bạn.

1. Kiểm tra ý thức, thở, và mạch của con
- Ý thức: hãy cù vào hai chân của con bạn. Tránh lắc con trong trường hợp cột xương sống bị tổn thương. La to tên con bạn. Nhéo vào da của con.
- Thở: Hãy chắc chắn rằng đường hô hấp vẫn mở. Hãy lấy ra bất kỳ thực phẩm hoặc vật cản khác mà bạn nhìn thấy trong miệng con bạn. (Hãy lấy một cái gì đó từ miệng, hoặc từ lối vào cổ họng, chỉ khi nào bạn chắc chắn rằng bạn có thể làm như vậy mà không đẩy cái đó vào trong cổ họng). Nâng cằm nhẹ nhàng bằng một bàn tay, trong khi đầu đẩy đầu ngữa ra từ từ bằng bàn tay kia. Sau đó, trong ít nhất năm giây, hãy nhìn, lắng nghe, và sờ tìm những dấu hiệu của việc thở.

- Mạch: Hãy nhẹ nhàng ấn ngón trỏ và ngón giữa của một bàn tay giữa thanh quản và bắp thịt chạy xuống bên cổ. Hãy sờ tìm một mạch đập trong ít nhất năm giây.

Nếu bạn xác định rằng con bạn bị bất tỉnh, không thở, và mạch không đập, hãy bắt đầu làm CPR ngay lập tức cho con, bắt đầu với bước 2.

2. Bắt đầu thở cấp cứu
Hãy nâng cằm của con bạn lên để mở khí quản ra, và véo hai lỗ mũi của con được bịt lại bằng mấy ngón tay của bạn. Hãy đặt miệng của bạn trên miệng của con, và thở ra trong một giây cho tới một giây rưỡi. Hãy quan sát để xem ngực của con bạn có nâng lên hay không. Hãy gỡ miệng bạn ra, và để cho ngực hạ xuống. Hãy lặp lại, hà cho cho con bạn thêm một hơi thở khác cách sau đó ba giây. Nếu lồng ngực không nâng lên, hãy nhìn lại một lần nữa xem có vật lạ nào trong cổ họng hay không.

3. Kiểm tra xem tim của con bạn có đang đập hay không. Hãy sờ tìm một mạch đập bằng cách nhẹ nhàng nhấn hai ngón tay khí quản và bắp thịt chạy xuống bên cổ, xem có đập hay không. Nếu bạn cảm thấy mạch đập, hãy tiếp tục cho con một hơi thở cách ba giây một lần, cho đến khi nào con bạn bắt đầu tự thở được. Nếu bạn không cảm thấy một nhịp đập, hãy làm bước kế tiếp.

4. Bắt đầu ép ngực. Sử dụng hai ngón tay, đè chắc lên ngực con bạn xuống từ một phần ba cho tới một nửa chiều sâu của ngực. Hãy thay thế việc làm năm lần đè nhanh bằng việc hà cho con một hơi thở. Kiểm tra hơi thở và nhịp đập mỗi phút. Tiếp tục cho đến khi nào con bạn có một nhịp đập và bắt đầu tự thở được.

5. Nếu một người nào đó không làm như vậy, hãy gọi 911 hoặc gọi toán cứu nạn khẩn cấp, hoặc sở cứu hỏa địa phương.

Ngay sau khi con của bạn tống vật cản ra được, hoặc bắt đầu thở, hãy gọi điện thoại cho bác sĩ của con để nhận thêm lời khuyên.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT