Thế Giới

Hiệp hai, Trung Cộng thắng, Mỹ thua

Monday, 25/07/2016 - 10:39:07

Sự bế tắc vào cuối tuần qua giữa các ngoại trưởng Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được khai thông ngày thứ Hai khi Phi Luật Tân rút lại lời thỉnh cầu đề cập đến phán quyết ấy, trước sự phản đối quyết liệt từ Cam Bốt, một quốc gia ASEAN rất thân cận nhất của Trung Quốc,

ASEAN không nhắc đến phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông

VẠN TƯỢNG - Trung Quốc giành được một chiến thắng ngoại giao, khi các quốc gia Đông Nam Á phải từ bỏ một đề nghị được Hoa Kỳ ủng hộ. Phi Luật Tân đã phải nhượng bộ và Việt Nam đành phải bó tay trước sức mạnh của Bắc Kinh tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN được tổ chức tại thủ đô Vientiane. Lào.
Trong một bản tuyên bố chung ngày thứ Hai, ASEAN đã không đề cập đến một phán quyết cắm mốc quan trọng của tòa án quốc tế chống lại việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bản tuyên bố được xem là thất bại cho Hoa Kỳ sau khi đạt được chiến thắng với phán quyết của tòa trọng tài.

Ngoại Trưởng John Kerry đang trở lại ghế của ông sau khi gặp các viên chức trong khối quốc gia ASEAN tại thủ đô Lào ngày thứ Hai. (Hoang Dinh Nam/ Getty Images)



Sự bế tắc vào cuối tuần qua giữa các ngoại trưởng Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được khai thông ngày thứ Hai khi Phi Luật Tân rút lại lời thỉnh cầu đề cập đến phán quyết ấy, trước sự phản đối quyết liệt từ Cam Bốt, một quốc gia ASEAN rất thân cận nhất của Trung Quốc,

Tại hội nghị, Trung Quốc đã công khai cảm ơn Cam Bốt về sự ủng hộ. Sự hậu thuẫn này đẩy cuộc họp của hiệp hội khu vực ở thủ đô Vientiane của Lào vào trong tình trạng hỗn loạn.

Trước đó, sáng thứ Hai, Hoa Kỳ thúc giục ASEAN nhắc đến phán quyết hôm 12 tháng 7, được Liên Hiệp Quốc ủng hộ, của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực. Trong phán quyết đó, Phi Luật Tân của Hoa Kỳ đã giành được một chiến thắng pháp lý mạnh mẽ, đánh bại Trung Quốc về cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Trong một cuộc họp với Bộ Trưởng Ngoại Giao Lào Saleumxay Kommasith, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry “kêu gọi ASEAN hãy đạt cho được sự đồng thuận, và đưa ra một tuyên bố chung về phán quyết mới đây của tòa án trọng tài về Biển Đông.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Mark Toner cho biết.
Ông Kerry thúc đẩy vấn đề này trong những cuộc họp song phương với các nước thành viên ASEAN, theo ông Toner cho biết.

Những lời tuyên bố chủ quyền cạnh tranh với Trung Quốc, trên lộ tuyến hàng hải quan trọng ấy, là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất nơi 10 quốc gia thành viên của ASEAN. Những nước này đang bị giằng co giữa ước vọng của họ muốn khẳng định chủ quyền, trong khi vẫn muốn duy trì mối quan hệ với một Bắc Kinh đang càng ngày càng trở nên quyết đoán.

Phán quyết của tòa án trọng tài đã bác bỏ lời Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên đường hải lộ chiến lược, nơi mà mỗi năm có khối lượng hàng hóa trị giá hơn $5,000 tỷ Mỹ kim được vận chuyển trong thương mại toàn cầu. Phi Luật Tân và Việt Nam đều muốn phán quyết này, và muốn đưa vào trong bản tuyên bố chung một lời kêu gọi tôn trọng luật hàng hải quốc tế.

Nhưng ASEAN làm việc nghiêm ngặt bằng phương thức đồng thuận. Cam Bốt đã bác bỏ cách thức sử dụng từ ngữ trên bản phán quyết, và thay vì vậy ủng hộ lời Trung Quốc kêu gọi mở những cuộc thảo luận song phương.

Manila đã rút lại lời đề nghị, để ngăn chặn tình trạng bất đồng khiến cho hiệp hội này không đưa ra được một bản tuyên bố chung sau một cuộc họp, chỉ là lần thứ hai trong lịch sử 49 năm của ASEAN.

Thay vì vậy, bản thông cáo chính thức kêu gọi nhu cầu cần phải tìm những giải pháp hòa bình cho các vụ tranh chấp ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có luật biển của Liên Hiệp Quốc, mà phán quyết của tòa án có nhắc tới.

Bản thông cáo ASEAN nói: “Chúng tôi vẫn còn lo ngại một cách nghiêm trọng về những diễn biến mới đây, và ghi nhận những mối quan ngại được một số bộ trưởng diễn đạt, về những cuộc bồi đắp đất đai và sự leo thang của các hoạt động trong khu vực. Những chuyện đó xói mòn lòng tín nhiệm và tin tưởng, làm gia tăng mức căng thẳng, và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.”

Ông Lê Lương Minh, tổng thư ký ASEAN, nói rằng bản thông cáo ấy không phải là một chiến thắng cho Trung Quốc, nhưng là cho các giá trị và nguyên tắc tìm kiếm sự đồng thuận của ASEAN. Nhưng ông thừa nhận rằng một đề nghị trước đó cho bản thông cáo có đề cập tới quyết định của tòa án trọng tài.

Trong một văn bản riêng rẽ, Trung Quốc và ASEAN tái khẳng định cam kết tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Họ nói rằng họ sẽ kiềm chế những hoạt động nào có thể làm cho các vụ tranh chấp trở nên phức tạp hoặc leo thang. Điều đó bao gồm việc đưa người tới cư ngụ tại những hòn đảo hoặc những rạn hiện thời không có người ở, theo văn bản nói thêm.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng một trang đã được lật qua sau phán quyết “khiếm khuyết trầm trọng” ấy, và đã đến lúc phải làm giảm bớt nhiệt độ trong cuộc tranh chấp.

Ông Vương Nghị nói với các phóng viên, “Dường như một số quốc gia từ bên ngoài khu vực đã kích động mọi thứ, giữ cho cơn sốt cứ ở mức cao.”

Trung Quốc thường xuyên đổ lỗi cho Hoa Kỳ làm tăng tình hình căng thẳng trong khu vực, và đã cảnh cáo Nhật Bản, đối thủ trong khu vực, hãy tránh xa cuộc tranh chấp.

Hoa Kỳ, là đồng minh với Phi Luật Tân và nuôi dưỡng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đã kêu gọi Trung Quốc hãy tôn trọng phán quyết của tòa án.

Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các cơ sở ở Biển Đông. Các chiến hạm Hoa Kỳ đã chạy tới gần vùng tranh chấp, để khẳng định quyền tự do hàng hải.

Khi gặp Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Susan Rice tại Bắc Kinh, Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng cả hai nước đều cần phải làm những nỗ lực phối hợp, để bảo đảm các mối quan hệ ổn định và tốt đẹp giữa hai cường quốc.

Ông Kerry đến Lào vào hôm thứ Hai, để tham dự diễn đàn khu vực ASEAN và các hội nghị thượng đỉnh Đông Á

Sau một cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao của Nhật Bản và Úc, ba nước này đã đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi Trung Quốc và Phi Luật Tân tuân theo phán quyết của tòa án . Phán quyết ấy là “chung quyết và có tính cách ràng buộc pháp lý trên cả hai bên.”

Họ nói, “Các bộ trưởng nhấn mạnh rằng đây là một cơ hội quan trọng cho khu vực, để duy trì trật tự quốc tế hiện có dựa trên các quy tắc, và bày tỏ lòng tôn trọng luật pháp quốc tế.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT