Thế Giới

Giới nghệ sĩ nhìn về bối cảnh kinh tế, chỉ trích về cơ cấu

Monday, 03/10/2011 - 09:28:16

Một số trong những lối nhìn này xuất hiện dưới hình thức chỉ trích cơ cấu kinh tế của Mỹ, đặc biệt bằng cách vạch ra những hệ quả mà cơ cấu ấy gây  ra trên những nhóm người nhất định.

Bạch Vân/Viễn Đông

Bức tranh trên tường của họa sĩ đường phố người Ba Lan, M-City, cho dự án nghệ thuật đồng tổ chức bởi Đại Học Kinh Tế Na Uy (NHH) và Lễ Hội Nuart, được giới thiệu ngày 6-9-2011. M-City cùng những họa sĩ khác dùng nghệ thuật để tranh luận về những ưu khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản. Họa phẩm này, với hình ảnh máy móc và công nghiệp, được vẽ trên một bức tường của nhà trường - ảnh: Hallvard Lyssand/NHH.

WASHINGTON – Giữa lúc chính phủ Tổng Thống Barack Obama và các quốc gia khác tiếp tục bị công kích, vì những đường lối tiếp cận của chính phủ họ đối với sự suy thoái của nền kinh tế, thì các nghệ sĩ trên thế giới đóng góp quan điểm của họ về cách thức người ta có thể tự giúp mình trong thời buổi khó khăn như vậy. Một số trong những lối nhìn này xuất hiện dưới hình thức chỉ trích cơ cấu kinh tế của Mỹ, đặc biệt bằng cách vạch ra những hệ quả mà cơ cấu ấy gây  ra trên những nhóm người nhất định.

Bà Erykah Badu, sinh ở Dallas, Texas, là một nhạc sĩ, người sáng tác ca khúc, nhà sản xuất và diễn viên. Bà cất tiếng hát về cảnh nghèo trong ca khúc của bà, “That Hump” (Cục bướu ấy), trong album của bà, phát hành năm 2008, mang tựa đề New Amerykah Phần Một: 4th World War (Đệ Tứ Thế Chiến). Bà hát: “Giả như tôi lành được khỏi cục bướu ấy, thì tôi có thể cảm thấy khỏe hơn. Tôi đang sống kiếm đồng nào xào đồng ấy, cố gắng trả tiền thuê nhà... chúng tôi [bà và con cái bà] chỉû cần một căn nhà nhỏ”. Bà tiếp tục ca lên rằng em trai bà đang nằm ngủ trên sàn, trong căn nhà bà mướn.

Tuy nhiên, nhạc sĩ Badu viết những ca khúc trong các album của bà về cảnh nghèo túng, từ trước khi bắt đầu xảy ra cuộc suy thoái vào năm 2007, mà cho đến nay Tổng Thống Obama vẫn phải tìm cách giải quyết.

Vào năm 2003, trong tập album Worldwide Underground (Cả thế giới ngầm) xuất hiện cặp ca sĩ Dead Prez song ca nhạc rap, trình diễn ca khúc “The Grind” (Nhọc nhằn) của bà. Được hình thành ở New York, đôi song ca này đã hát nhạc rap về cuộc sống trong những dự án gia cư dành cho những người có lợi tức thấp. Họ hát: “Sống trong những dự án này, thì tiền là vật duy nhất. Vì nếu tiền thuế chiếm 10 phần trăm, và phần còn lại là để trả tiền mướn nhà, thì tội phạm chính là điều người ta có được”.

Những bài ca như vậy cho thấy một hệ quả xã hội của nền kinh tế, thường không được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông chính lưu, khi người ta nói về nền kinh tế. Những lời lẽ phê phán loại này là một hình thức giúp đỡ người ta giữa thời buổi khó khăn ngặt nghèo kéo dài lâu như vậy, bằng cách dùng âm nhạc để đem lại tiếng nói cho tình cảnh của họ: một ngôn ngữ phổ cập.
Hyuro, họa sĩ đường phố sinh trưởng ở Argentina, cư ngụ ở Tây Ban Nha, vẽ một bức tranh tường cho dự án nghệ thuật đồng tổ chức bởi Đại Học Kinh Tế Na Uy (NHH) và Lễ Hội Nuart, được giới thiệu ngày 6-9-2011. Hyuro cùng những họa sĩ khác dùng nghệ thuật để tranh luận về những ưu khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản. Năm họa sĩ đã vẽ chín họa phẩm trên những bức tường của nhà trường - ảnh: NHH.

* Tiền: một thứ ngôn ngữ phổ quát khác
Có những người cảm thấy ngôn ngữ của tiền bạc là phức tạp. Nếu nói sai thứ tiếng này, những người ấy sẽ mắc phải nợ. Ông Paul Damazo, một diễn giả, tác giả và nhà văn ở Loma Linda California, nói với nhật báo Viễn Đông rằng sự thỏa mãn tức thời là lý do khiến cho người ta đa số đều sa vào nợ nần. Thỏa mãn nhu cầu lập tức là làm những gì mà mình cảm thấy mãn nguyện vào lúc này, chứ không đánh giá những hệ quả về lâu về dài mà hành động ấy có thể gây ra cho bạn hoăïc cho những người sống chung quanh bạn.

Trong cuốn sách ông viết năm 2007, “80 Proven Ways to become a Millionnaire” (80 cách thức đã được chứng minh để trở thành triệu phú), ông Damazo khuyến khích độc giả tìm hiểu những sự khác biệt giữa những điều mình muốn mình cần, với cách thức làm những sự lựa chọn như thế. Ông khuyến khích làm những sự lựa chọn như vậy, bằng cách cổ võ cho các độc giả trở thành “khác biệt với những người Mỹ trung bình”, bằng cách tiết kiệm và trả “tiền cho mọi thứ, trừ nhà cửa và những khoản đầu tư của mình”. Ông khuyến khích các độc giả đừng nên có những thẻ tín dụng nhiều hơn số lượng thẻ cần thiết. Ông viết: “Tại sao lại làm cho những người khác trở thành triệu phú, trong lúc chính bạn có thể trở nên một nhà đa-triệu-phú?”

Ông Damazo nói với Viễn Đông rằng một điều gây thất vọng là có hơn 70 phần trăm người Mỹ đang sống theo kiểu có đồng nào xào đồng nấy. Ông nói thêm: “Đấy không phải là vì họ không có đủ thu nhập. Một gia đình trung bình có 11 thẻ tín dụng và chi tiêu 11.000 Mỹ kim mỗi năm cho tiền lời”. Ông nói rằng người ta xài tiền nhiều hơn mức mình có.

Tuy nhiên, có những người không cảm thấy cần phải tiết kiệm tiền bạc, hoặc trở thành triệu phú. Có những người chỉ trích ngay chính cơ cấu kinh tế. Cơ cấu này ăn mừng sự phú túc kinh tế, trong khi những người khác vẫn chưa đạt được sự giàu có ấy.

* Nghệ thuật đường phố
Trong tháng 8 năm 2011, Đại Học Kinh Tế Na Uy mời năm nhà họa sĩ đường phố tới, để bày tỏ quan điểm của họ về chủ nghĩa tư bản, bằng cách vẽ những tấm bích họa trên những bức tường của nhà trường. Với tựa đề “___ Chủ Nghĩa Tư Bản?”, dự án này là một nỗ lực hợp tác với Lễ Hội Nuart ở Na Uy, tập trung vào nghệ thuật đường phố.

Sau khi các họa phẩm xịt sơn đã xong trên những bức tường, các họa sĩ tranh luận về những ưu khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản với các kinh tế gia nổi tiếng của Đại Học Kinh Tế Na Uy. Theo trang mạng của dự án này cho biết, mục đích của sáng kiến là nhằm thách thức lối nhận thức cho rằng nhà trường là “một môi trường bảo thủ, trong đó tranh luận chỉ xảy ra bên trong những biên giới ‘an toàn’ của thể chế”.

Một lối tri nhận như thế giả thiết rằng những người không có cơ hội theo học, hoặc quyết định không đi học, đều không được biết đến, tham dự những cuộc nói chuyện về kinh tế học. Thế nhưng, bằng cách đem nghệ thuật đường phố vào Đại Học Kinh Tế Na Uy, những nghệ sĩ đường phố cho thấy rằng kinh tế học cũng có thể được thảo luận bên ngoài lớp học. Qua tác phẩm nghệ thuật của họ. Trang mạng này viết tiếp: “Dự án này là một dịp hiếm có, để tạo ra một cuộc tranh cãi văn hóa, về những chủ đề thường bị làm ngơ bởi những thể chế có tính cách chính lưu hơn. Chủ nghĩa tư bản không phải là tồi tệ hoàn toàn, cũng không phải là tốt đẹp cả thảy”.

Ông Dolk, một họa sĩ đường phố người Na Uy, đã vẽ ra biểu tượng Siêu Nhân như là một dấu hiệu của đồng Mỹ kim, có thể muốn nói rằng tiền bạc đã trở thành cứu tinh của thế giới.

Mặc dù các nhà họa sĩ đường phố tham gia vào việc phê phán chủ nghĩa tư bản, họ vẫn chịu ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế mà họ chỉ trích. Báo Respecta Street Art Gallery trích dẫn lại lời của ông Ben Eine, một họa sĩ đường phố người Anh tham gia vào sáng kiến này, nói: “Tôi đem 60 phần trăm trong số tiền tôi kiếm được để tái đầu tư vào nghệ thuật của tôi. Lẽ ra tôi đã có thể tậu được một ngôi nhà bề thế, một chiếc xe hơi... Tôi sống trong một căn chung cư tốn 450 Bảng Anh một tháng. Tôi không chú ý đến những thứ vật chất ấy. Tôi làm chuyện này là vì tôi thích vẽ”.

* Tìm hiểu các nhà nghệ sĩ
Để biết thêm tin tức về dự án “__ Capitalism?” và ngắm những bức bích họa do năm nhà họa sĩ đường phố vẽ ra, có thể vào trang mạng http://nhhnuart.wordpress.com/. Để nghe ca khúc “That Hump” của nhạc sĩ Badu, có thể vào trang http://www.youtube.com/watch?v=hy7a7voOpHA/
và nghe bài “The Grind” ở http://www.youtube.com/watch?v=ncIA0rbbfnc. - (BV)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT