Người Việt Khắp Nơi

Giáo sư Việt nghiên cứu tìm dấu hiệu chớm bệnh

Thursday, 26/09/2013 - 06:14:28

"Nói chung, các nanoprobe của chúng tôi có thể được thiết kế để bám vào các mục tiêu bệnh khác nhau," ông Võ Đình Tuấn nói như vậy. Ông là giáo sư kỹ thuật y sinh học tại trường Pratt, và cũng là một giáo sư hóa học và giám đốc của học viện Fitzpatrick Institute of Photonics của Đại Học Duke.

Võ Đình Tuấn

 

Giáo sư Việt nghiên cứu tìm dấu hiệu chớm bệnh 

DURHAM, North Carolina – Trước khi chúng ta có những triệu chứng của nhiễm trùng hoặc bệnh tật, cơ thể chúng ta phải ra sức làm việc, chống lại vi khuẩn, vi trùng hoặc các bệnh khác. Thời kỳ ủ bệnh này – từ khi hệ thống miễn dịch của chúng ta nhận ra bệnh tật, cho đến lúc chúng ta thực sự bắt đầu cảm thấy bị bệnh – là một cánh cửa sổ sớm mở ra để phát giác bệnh, và các nhà nghiên cứu đang xem xét thời kỳ ấy.
Các nhà khoa học ở Trường Kỹ Thuật Pratt thuộc Viện Đại Học Duke, hợp tác với các nhà nghiên cứu y khoa tại học viện Duke Instiyute of Genome Science & Policy, đang phát triển các cuộc xét nghiệm chẩn đoán mới, có thể giúp phát giác sớm những chứng bệnh tật của các bệnh nhân.
Trong một bài báo được công bố trong tháng Sáu trên tạp chí Analytica Chemica Acta, nhóm nghiên cứu Duke báo cáo về việc thiết kế nanoprobe – tức những thiết bị vi mô sử dụng tia quang tuyến X để "xem" – tìm kiếm những dấu hiệu sớm của bệnh sinh học trong các mẫu máu.
Phương pháp chẩn đoán bao gồm việc đặt mẫu máu của bệnh nhân trên một con chip nhỏ có chứa các nanoprobe đặc biệt. Sau đó các nanoprobe này gắn chặt vào bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh trong mẫu máu, chẳng hạn như một tế bào ung thư. Khi một tia laser được chiếu lên các con chip, thì những đầu dò được gắn vào như vậy phát ra ánh sáng được phát giác bởi một bộ cảm biến quang học.
"Nói chung, các nanoprobe của chúng tôi có thể được thiết kế để bám vào các mục tiêu bệnh khác nhau," ông Võ Đình Tuấn nói như vậy. Ông là giáo sư kỹ thuật y sinh học tại trường Pratt, và cũng là một giáo sư hóa học và giám đốc của học viện Fitzpatrick Institute of Photonics của Đại Học Duke.
Kỹ thuật này có thể có những ứng dụng rộng rãi, và giúp các bác sĩ chẩn đoán được nhiều loại bệnh ở giai đoạn đầu, trong đó có bệnh tim, chấn thương sọ não và bệnh Alzheimer. Giáo sư Tuấn cũng đang cộng tác chặt chẽ với các nhà điều tra lâm sàng tại Trường Y Khoa Duke, để phát triển những chẩn đoán nhanh chóng các loại ung thư vú, não, đường tiêu hóa và những chứng ung thư khác.
Giáo sư Tuấn nói, "Con chip này là đơn giản, chi phí thấp và có thể được tái tạo ở mức cao. Các mẫu máu có thể được đặt trên các con chip, nơi đó những nanoprobe sẽ gắn vào các dấu hiệu của bệnh trong một phản ứng sinh hóa đơn giản. Điều này mang lại kết quả chẩn đoán nhanh chóng và đòi hỏi ít thuốc thử trong phòng thí nghiệm."

Ông nói thêm rằng kỹ thuật này có thể được sử dụng để phát giác đồng thời nhiều bệnh từ một mẫu, cho phép các bác sĩ thực hiện cùng nhau làm các cuộc xét nghiệm để xác định xem bệnh nhân có bị ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh cùng một lúc hay không.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT