Điện Ảnh, Nghệ Thuật

Giáo lý nhà Phật nổi bật trong phim The Last Jedi

Monday, 08/01/2018 - 12:00:41

"Bức tranh vẽ chiếc bánh cơm không làm cho hết đói." Đây là một câu nói Zen, cảnh cáo các đệ tử không nên quá kính trọng các văn bản thiêng liêng và giáo lý. Đó chỉ là những ngón tay trỏ lên mặt trăng. Điều thực sự thiêng liêng là thời điểm này - thực tại, ở đây và bây giờ.

Bài MATTHEW BORTOLIN
(Đăng trên Lions Roar)

Trong phim "Star Wars: The Last Jedi," nhà viết truyện phim kiêm đạo diễn Rian Johnson đã vặn lớn âm lượng của các hợp âm Phật giáo mà George Lucas đã chơi lên trong những phim trước đó. Tôi không tin Phật giáo có mặt trong tâm trí của Johnson khi ông viết truyện The Last Jedi - nhưng di sản của truyện thần thoại Lucas rất phù hợp với cách giải thích của Phật giáo.

The Force Awakens là một phim Star Wars đã đan vào nhau các chủ đề của ba cuốn phim nguyên thủy thành một câu truyện quen thuộc. Trong The Last Jedi, chúng ta đã có một câu truyện táo bạo, lật ngược ý nghĩa của các câu chuyện dân gian đã thành nếp, đẩy chúng theo những hướng bất ngờ. Trong số đó, tôi chú ý đến một số chủ đề Phật giáo.


Một học giả cho biết đạo diễn George Lucas từng đến Dharamsala, Ấn Độ và gặp Thầy Tây Tạng Tsenzhab Serkong. Hình ảnh thầy này gần giống nhân vật Yoda trong Star Wars.

Bất nhị trong sự cân bằng của The Force

Những phim đi trước đã đề ra cụm từ "sự cân bằng của The Force," khiến chúng ta suy nghĩ theo cách nhị nguyên (sáng so với tối, tốt so với xấu). The Force mất cân bằng vì mặt tối đã phát triển quá mạnh, che khuất ánh sáng. Để mang lại sự cân bằng, Anakin Skywalker, như đã tiên tri, sinh ra để tiêu diệt Sith ác độc. Oái oăm thay, nhà vô địch ánh sáng đã rơi vào bóng tối. Chỉ đến khi con trai ông ta Luke Skywalker - vì lòng thương xót - nhắc nhở Anakin về mục đích thật của mình thì cuối cùng ông mới hoàn thành định mệnh của mình.


Cô Kelly Matri Trần trong vai nhân vật Rose Tico trong phim Star Wars mới nhất.

Trong The Last Jedi, sự cân bằng lại xuất hiện. Nhưng nó bây giờ được trình bày theo nghĩa rộng hơn. Luca hướng dẫn Rey thiền định. "Chỉ cần hít thở," anh nói, trước khi hỏi, "Bạn thấy gì?" Rey nhìn thấy ánh sáng, bóng tối, cuộc đời nổi lên và đang chết dần, chu kỳ sinh tử. Luke gọi đó là "sự cân bằng" - ánh sáng bổ sung cho bóng tối. Không phải là sự căng thẳng dữ dội giữa cái thiện và cái ác, mà là những cái đối lập bổ sung cho nhau. Không có gì bị để riêng ra hoặc bị loại trừ. Đó là một sự tồn tại duy nhất, thống nhất bởi The Force. Điều này gần với khái niệm bất nhị của Phật giáo: không phải một, không phải hai.

Nhà lãnh đạo tối cao Snoke nhắc lại chủ đề này ở đoạn sau của phim: "Bóng tối đi lên ... và ánh sáng cũng đi lên để đáp ứng nó." Snoke có thể đã suy nghĩ theo cách nhị nguyên, nhưng anh ta gần như chạm vào sự thật: bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Không có ánh sáng khi không có bóng tối. Không có niết bàn khi không có luân hồi. Không có cái nhìn sâu sắc khi không đau khổ.

Định mệnh và nghiệp

Định mệnh được thể hiện rất nhiều trong các phim Star Wars trước nhưng luật nhân quả được cho thấy rõ trong phim này.

Trải nghiệm huyền ảo của Rey trong hang động phía bóng tối (nơi mà vô số hình ảnh của cô lặp lại lặp đi lặp lại vô tận phía trước và phía sau cô) tượng trưng cho việc một hành động đưa tới một hành động khác, và một hành động nữa, một hành động nữa, cho đến khi luồng hành động quay trở lại diễn viên. Rey tìm kiếm danh tính của cha mẹ cô, nhưng không có câu trả lời nào ngoài chính bản thân cô phản chiếu lại. Hành động và sự lựa chọn của cô ấy xác định cô ấy là ai, chứ không phải tổ tiên của cô.

Những hành động quá khứ của Kylo Ren cũng xác định anh ta. Việc giết cha anh, Han Solo, trĩu nặng lòng anh trong phim The Last Jedi. Chúng ta nhìn thấy gánh nặng này khi anh ta ngần ngại không muốn bắn con tàu mẹ, và khi Luke nói, "Nếu bạn hạ tôi trong cơn giận, tôi sẽ luôn bên cạnh bạn. Giống như cha của bạn. "
Luke cũng chịu hậu quả của các hành động trong quá khứ của mình. Trong một hồi tưởng, chúng ta thấy Luke đang muốn giết chết đứa cháu của mình, Ben Solo - người sẽ trở thành Kylo Ren. Luke nhận ra bóng tối to lớn trong Ben và sợ hãi. Anh ta đốt sáng lưởi kiếm của mình để tiêu diệt bóng tối đó, nhưng rồi nỗi sợ hãi trôi qua. Tình thương trở lại với anh. Luke không thể giết được cháu mình cũng như không thể giết cha mình. Thật không may, Ben tỉnh dậy, tưởng lầm vế ánh mắt sát thủ của người chú, và tấn công. Những hành động của Luke, như Rey nói ra, tạo ra Kylo Ren. Thời điểm này ám ảnh Luke trong nhiều năm, cho đến khi anh ta nguôi ngoai về quá khứ và đối đầu hiện tại.


Nữ tài tử Daisy Ridley (trên), Mark Hamill và Adam Driver trong vai ba nhân vật Rey, Luke và Kylo Ren in Star Wars: The Last Jedi.

Bức tranh vẽ chiếc bánh không làm cho hết đói

Trong trạng thái mâu thuẫn, Luke vội vã thủ tiêu các văn bản gốc của Dòng Jedi. Người Jedi này đã rơi vào tình trạng điên rồ, cũng như Luke khi anh ta trở thành nạn nhân của huyền thoại của mình và gần giết chết đứa cháu của mình. Anh ta quyết tâm tiêu diệt quá khứ và gốc rễ của sự kiêu ngạo Jedi đi cùng.
Nhưng Yoda đã đi trước anh ta, làm ra vẻ như đã phá hủy các văn bản với một tia chớp. (Các văn bản không ở đó, nhưng được giữ an toàn trên Millenium Falcon, nơi Rey đã giấu chúng). Sự can đảm giả tạo của Luke đã thất bại. Mối đe dọa của anh đối với các văn bản thiêng liêng chỉ là tiếng động ầm ỹ, và anh ta kinh hoàng khi chúng bị hủy diệt.

"Bức tranh vẽ chiếc bánh cơm không làm cho hết đói." Đây là một câu nói Zen, cảnh cáo các đệ tử không nên quá kính trọng các văn bản thiêng liêng và giáo lý. Đó chỉ là những ngón tay trỏ lên mặt trăng. Điều thực sự thiêng liêng là thời điểm này - thực tại, ở đây và bây giờ.

Yoda nhắc nhở Luke về điều này. Ông khuyên anh ta nên quên đi quá khứ, buông bỏ những giáo lý cổ, và sống trong thực tại. Luke phải đối mặt với thực tại và làm những gì cần thiết lúc này.

Chúng ta sẽ thất vọng nếu cuốn phim kết thúc bài học ở đó, bởi vì bức tranh vẽ chiếc bánh hơn là một cảnh cáo. Nó chính là sự thật. Chúng ta sẽ sai lầm khi nghĩ rằng bức tranh vẽ bánh ít thực, hoặc ít quan trọng hơn chính chiếc bánh cơm. Bức vẽ cũng giống như một biểu hiện của thực tế như chiếc bánh ăn được. Bỏ một là để mất sự thật.

Thiền sư Dogen cổ xưa đã nói như sau: "Sự sống và cái chết, sự đến và đi của chúng, đều là những bức hình được vẽ lên những bức hình; giác ngộ tối cao thực sự là một bức hình được vẽ lên một cái hình. Toàn bộ thế giới Pháp và bầu trời trống rỗng không có thứ gì không đang vẽ một bức hình."

Mọi thứ đều thiêng liêng. Thời khắc hiện tại, bản văn Jedi, bánh gạo, vải căng để vẽ, mực, và bàn chải. Không rõ liệu Luke có nhận ra điều này hay không, nhưng cuốn phim dường như gợi lên ý nghĩa sâu sắc này. Nói cho cùng, không phải ảo ảnh phóng chiếu ra của chính Luke trong đỉnh điểm cuốn phim là một bức hình được sơn vẽ sao? - một biểu hiện nghệ thuật, hiện thực trong trận chiến với Kylo Ren khi Luke đang thiền định trên một hành tinh xa xôi?

The Last Jedi đã cho chúng ta một cái gì khác. Một anh Luke nhăn nhó. Chị Leia Bay. Xuất hồn. Nói cách khác, cuốn phim rất kỳ lạ. Nhưng đó không phải là lời phê phán. Kỳ cục là điều cần thiết để thổi đời sống mới vào cái thiên hà xa, xa lắc. Và một chút triết lý Phật giáo cũng có ích lắm.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT