Hôn Nhân, Cuộc Sống

Gắn bó mật thiết với con mới sanh của bạn

Sunday, 30/08/2015 - 09:03:24

Nhưng tình quyến luyến không xảy ra trong một vài giây, và nó cũng không phải xảy ra trong một khung thời gian quan trọng.

Cha mẹ sắp sanh con có thể được tha thứ và thông cảm, nếu họ hoảng sợ khi nghe đến từ ngữ “gắn bó.”

Các kệ sách thư viện và các trang web đều được dành cho tầm quan trọng của vấn đề tạo liên hệ mật thiết với một trẻ sơ sinh, và những chấn thương có thể xảy ra khi chuyện gắn bó không diễn ra. Hiện nay nhiều bậc cha mẹ sợ rằng nếu họ không gắn bó ngay lập tức, thì con cái của họ có thể bị những vết thương lòng suốt đời. Chẳng lạ gì khi vấn đề này gây ra nhiều mối căng thẳng.





Những cuộc nghiên cứu trong hai chục năm qua đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tình gắn bó, tức là sự phát triển của một tình cảm thân thiết, nơi mối quan hệ cha mẹ với con cái. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng mối liên kết ấy nuôi dưỡng một cảm giác an toàn và lòng tự trọng, và cung cấp một mô hình đầu tiên tuyệt vời cho những mối quan hệ thân mật được tạo ra sau này trong cuộc sống. Ngày nay, sự hiểu biết của chúng ta về việc cho con bú sữa mẹ, xoa bóp cho trẻ sơ sinh, làm cha mẹ để thúc đẩy sự quyến luyến, và cách thức bệnh viện tiếp cận việc sanh con, tất cả đều đã thay đổi, nhờ việc nghiên cứu về tầm quan trọng của sự gắn bó.
Nhưng tình quyến luyến không xảy ra trong một vài giây, và nó cũng không phải xảy ra trong một khung thời gian quan trọng. Các nhà nghiên cứu nói rằng có một “giai đoạn nhạy cảm” trong những khoảnh khắc ngay sau khi sinh con ra, lúc các bà mẹ và các em bé sơ sinh dường như được chuẩn bị một cách đặc biệt, để hòa hợp vào nhau. Nhưng điều này không có nghĩa là nếu bạn bỏ lỡ giai đoạn này, thì bạn sẽ mất đi cơ hội để phát triển một mối quan hệ gần gũi với đứa con của mình.

Điều gì thúc đẩy sự gắn bó?

Gắn bó là một tiến trình xảy ra theo thời gian. Nó được định hình và được thúc đẩy bởi nhiều khoảnh khắc nhỏ của sự liên kết: lần đầu tiên bạn nhìn chằm chằm vào con của mình, và em bé nhìn lại bạn; lần đầu tiên bạn thăm dò những ngón tay tí hon của bé, và bé nắm lấy ngón tay cái của bạn. Mối gắn bó xảy ra khi bạn cho bé bú sữa mẹ, hoặc bú sữa bình, và bé thư giãn trong lòng bạn. Sự gắn bó xảy ra khi bạn ngắm những cử chỉ nhỏ bé làm trên khuôn mặt trong giấc ngủ.
Gắn bó xảy ra theo tốc độ cá nhân của bạn. Nhưng đó là những hoạt động sẽ khuyến khích em bé sơ sinh của bạn liên kết với bạn.
Hãy ôm chặt bé, ngay cả trong khi ngủ. Hãy giữ bé sơ sinh của bạn trong bệnh viện, nếu có thể làm được, để khuyến khích sự tiếp xúc sớm và liên tục. Ngay cả lúc còn tí xíu, em bé có thể nhận ra được những âm thanh của nhịp đập trái tim của bạn, nhìn khuôn mặt của bạn, và hồi đáp ứng với việc tiếp xúc bằng mắt.
Hãy nói chuyện, hát, đọc, hoặc ngâm một bài thơ cho em bé của bạn. Học biết âm thanh của giọng nói của bạn là một cách thức khác để cho con bạn sẽ học cách nhận ra bạn và làm quen với bạn.
Cho bé bú sữa mẹ nếu bạn có thể làm như thế. Nếu bạn không thể cho con bú sữa mình, thì việc cho bé bú sữa bình vẫn đem lại một cơ hội vô tận để kết nối.
Hãy chạm vào em bé của bạn. Bất kỳ loại chạm tay nhẹ nhàng nào cũng đều là tốt cả, vì cử chỉ ấy sẽ giúp bé lớn và quen với cái chạm và mùi của bạn. Xoa bóp cho trẻ sơ sinh là một cách tuyệt vời để làm dỗ dành và làm quen với em bé của bạn. Hãy để cho em bé của bạn chạm lại vào bạn, vất kể bé có thể chạm được hay không.
Hãy đáp ứng với tiếng khóc của em bé. Khóc là một trong số ít ỏi những phương tiện giao tiếp của một em bé. Hãy đến với con mình khi bé khóc. Hãy dỗ và ôm bé. Hãy lờ đi những lời khuyên của những người nói với bạn rừng cứ để cho bé “khóc cho đã.” Bé sơ sinh còn quá nhỏ để thao túng bạn, và sự đáp ứng của bạn sẽ không tập hư cho bé. Thực vậy, mỗi khi bạn đáp ứng với em bé sơ sinh của mình đang khóc, bạn đang giúp tạo ra một mối quan hệ tin cậy.

Người cha và sự gắn bó

Ngoại trừ việc cho con bú sữa mẹ, tất cả những hoạt động được nêu ra ở trên đều được áp dụng cho những người cha cũng như các bà mẹ. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng người mẹ và người cha thường có những cách thức rất khác nhau để ẵm con, chơi và tương tác với con mình. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các trẻ em đánh giá cao và phát triển mạnh trên những nét khác biệt trong phong cách. Các bà mẹ thường xoa vuốt cả mình mẩy của em bé của họ. Trong khi đó, những người cha thường nâng cả đầu của em bé trong một bàn tay. Cả hai đều đem lại thư giãn và trị liệu cho một em bé.
Giống như với bất kỳ mối quan hệ bào khác, việc gắn bó với em bé của bạn là một vấn đề xây dựng lòng tin cậy và sự quen thuộc. Điều này xảy ra một cách tự nhiên, khi các bạn dành thời giờ với nhau. Không có cách thức nào là đúng để gắn bó với em bé của bạn, không có thủ thuật hoặc công thức ma thuật nào cả. Điều duy nhất bạn phải làm là xuất hiện và chăm sóc cho em bé của bạn.
Các cha mẹ cũng nên chú ý đến cách thức người kia đang làm, hỗ trợ lẫn nhau trong việc gắn bó với con. Họ cũng nên suy nghĩ về việc có một đứa con như là một cơ hội để gắn bó với nhau bới tư cách là cha mẹ.

Tôi có thể làm gì nếu tôi bị tách ra khỏi con của tôi, sau một ca sinh non hoặc sinh đẻ phức tạp?

Tất nhiên, việc chăm sóc cho con của bạn sẽ khó khăn hơn, nếu bé nằm trong lồng kính, trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh (NICU), hoặc nếu bạn đã bị những biến chứng đòi phải có một giai đoạn phục hồi lâu dài. Nhưng hầu hết các bệnh viện ngày nay đều nhận ra tầm quan trọng của việc tiếp xúc sớm giữa cha mẹ và con. Ngay sau khi đã an toàn, họ sẽ khuyến khích bạn chạm vào và ẵm con của bạn. Hãy nói chuyện với bác sỹ nhi khoa của bạn và các nhân viên của các đơn vị chăm sóc đặc biệt, nếu bạn có những câu hỏi hoặc quan ngại.
Toán y tế NICU của bạn sẽ kiên nhẫn lắng nghe mối quan ngại của bạn. Họ sẽ trả lời các câu hỏi của bạn, và dạy cho bạn cách thức tốt nhất để chạm vào em bé của mình, nếu bạn không thể ẵm bé được. Nếu em bé của bạn có thể ẵm được, họ sẽ giúp bạn thao tác xung quanh bất kỳ thiết bị truyền nước biển (IV) nào, hoặc các thiết bị y tế khác có thể được gắn vào em bé, mình. Và họ cũng giúp bạn biết được cách tắm và bọc tã cho em bé của mình. Nếu em bé của bạn không thể bú sữa mẹ, các y tá có thể sẽ khuyến khích bạn bơm sữa mẹ của bạn, để họ có thể đút sữa cho bé, thông qua một ống truyền thực phẩm, ngay khi bé có thể ăn.
Theo bác sĩ nhi khoa Dr. T. Berry Brazelton cho biết, việc nuôi dưỡng các mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ sơ sinh là một di sản sẽ có lợi cho các trẻ em trong suốt cuộc đời của chúng.
Ông Brazelton nói, “Tôi nghĩ rằng mỗi em bé đều có quyền có một hoặc hai người yêu thương mình say đắm. Và nếu chúng có được điều đó, thì tương lai của chúng sẽ tốt đẹp vô cùng.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT