Người Việt Khắp Nơi

Em bé Việt vượt biển nay thành nghệ sĩ dương cầm

Wednesday, 30/04/2014 - 12:50:17

Là đứa con duy nhất của một cặp vợ chồng trẻ và mới được vài tháng tuổi, chào đời ở Sài Gòn, Phạm Hoàng mang niềm hy vọng của cha mẹ khi họ thay phiên nhau ẵm con, bảo vệ đứa bé trên đường biển gần ba thập niên trước. Ông Hùng, cha của Hoàng là một thầy dạy piano tính nhạy cảm, và mẹ, bà Thám, một người thợ may



Phạm Hoàng với hai vũ công ballet Karen Nanasca và Jill Ogai bên ngoài tòa nhà Queen Victoria ở Sydney. (Hình: Sasha Woolley/Sydney Morning Herald)
 
SYDNEY - Là đứa con duy nhất của một cặp vợ chồng trẻ và mới được vài tháng tuổi, chào đời ở Sài Gòn, Phạm Hoàng mang niềm hy vọng của cha mẹ khi họ thay phiên nhau ẵm con, bảo vệ đứa bé trên đường biển gần ba thập niên trước. Ông Hùng, cha của Hoàng là một thầy dạy piano tính nhạy cảm, và mẹ, bà Thám, một người thợ may chăm chỉ lo cho con.

Chen chúc với hai chục người tỵ nạn Việt Nam khác trên một chiếc ghe dài chín mét, họ đã trôi dạt suốt một tháng vào năm 1985, trước khi rốt cuộc đến được một trại tỵ nạn ở Nam Dương. Gia đình gồm ba người này cuối cùng đã bay tới Úc Đại Lợi.

Ngày nay Phạm Hoàng, 29 tuổi, một thần đồng âm nhạc, thường mặc một bộ đồ hòa nhạc và thắt cà vạt màu đen do chính mẹ mình may, sắp ra mắt với vũ đoàn Australian Ballet, trình tấu bản Piano Concerto số 2 của nhạc sỹ Tchaikovsky tại hý viện Sydney Opera. Anh sẽ đệm đàn cho một màn vũ hồi sinh của Ballet Imperial lấy cảm hứng từ St Petersburg của nhà vũ đạo George Balanchine.

Về chuyện vượt biển của những người tị nạn trong thời gian gần đây còn bị giam, Hoàng giả định – nhưng không biết chắc – rằng mọi người trên ghe được lên bờ. Anh nói, “Mọi người trên một chiếc thuyền chật chội, không có khoảng trống để nghĩ về những người khác, vì họ quá quan tâm đến chuyện sống còn của chính mình.”

Anh nói rằng cần phải có “thỏa hiệp nào đó” bởi việc giam giữ cưỡng bách đối với người xin tỵ nạn. Anh nói, “Chúng ta còn rất nhiều chỗ trống trên đất nước này.”

“Một đàng, việc để cho mọi người vào mà không có những biện pháp nghiêm ngặt và một kế hoạch thực sự để chăm sóc họ là điều vô trách nhiệm. Nhưng đàng khác, để cho họ bị giam giữ là vô nhân đạo. Nghĩ rằng chúng ta đối xử như thế với những con người là chuyện tàn nhẫn không thể chịu nổi không tốt. Vì vậy, tôi nghĩ rằng: có một chỗ trung dung nào đó, một cách thức tốt hơn để đối xử với người ta?.”

Năm Hoàng lên ba tuổi, cha của Hoàng bắt đầu dạy cậu chơi bản Fur Elise của Beethoven và khúc dạo đầu gam C của nhạc sỹ Bach, trên một chiếc đàn keyboard điện tử, trong căn nhà chung cư thuộc Ủy Ban Gia Cư của gia đình tại Melbourne. Luôn luôn cảm thấy mình “rất là Úc,” suốt 17 năm cậu bé thần đồng này được dạy chơi đàn piano ở Melbourne bởi Rita Reichman, con gái của những người sống sót cuộc diệt chủng Do Thái của Đức Quốc Xã. Một học bổng đã đưa anh đến nhạc viện Manhattan School of Music.

Anh nói rằng người cha nhạy cảm giỏi nhạc của anh “sẽ không sống sót nổi một giây” trên sân khấu. Nhưng ông Phạm Hùng đã chơi piano và ghi-ta trong nhà thờ Công Giáo ở làng quê Việt Nam của ông, trước khi gặp người vợ tương lai của mình là bà Vũ Thắm, một người sinh trưởng ở thành phố, và quyết định liều mạng chạy trốn cộng sản Việt Nam trên một chiếc thuyền nhỏ. Cũng như trong những vấn đề cuộc sống, Phạm Hoàng được chuẩn bị cho sự thỏa hiệp âm nhạc, khi anh trình diễn bản concerto đầy đam mê của Tchaikovsky và tiết tấu dài của nó. Anh nói rằng các vũ công ballet có thể phải mất “một phần ngàn giây lâu hơn để kết thúc một cử điệu, lâu hơn so với thời gian bạn cần để nâng ngón út của bạn lên và ấn nó xuống trên nốt nhạc cuối cùng. Âm nhạc cần phải hít thở, khơi mở và nén lại cho phù hợp.”

Imperial Suite, bao gồm Ballet Imperial và Suite En Blanc, được trình diễn tại hý viện Opera House từ ngày 2 tới ngày 17 tháng Năm, 2014.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT