Thế Giới

Đức phản ứng yếu ớt trước hành động Nga ám sát dân trên đất Đức

Friday, 03/01/2020 - 07:14:19

Không chỉ riêng mật vụ cộng sản Việt Nam ra vào nước Đức như đi du lịch, để bắt cóc công dân mang về nước


Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, và Tổng Thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Paris nhằm đạt thỏa thuận về việc rút quân trong vùng tranh chấp tại Ukraine, nơi Nga đã chiếm bán đảo Crimea năm 2014. (Getty Images)


BERLIN - Không chỉ riêng mật vụ cộng sản Việt Nam ra vào nước Đức như đi du lịch, để bắt cóc công dân mang về nước, mà Nga cũng đã làm việc này từ lâu, khiến cho chính phủ Đức trở bên yếu hèn trước hoạt động phi pháp của các nước cộng sản. Không chỉ bắt cóc như Việt Nam, Nga giết luôn công dân của họ tại các nước Tây Phương, một điều mà có lẽ CSVN cũng đã nghĩ tới, mà biết đâu chừng sẽ thực hiện khi cần bảo vệ đảng.

Hồi đầu tháng 12 vừa qua, chính phủ Đức tuyên bố họ tin rằng các đặc vụ Nga chịu trách nhiệm về vụ sát hại một người tị nạn Gruzia ở Bá Linh vào mùa hè qua. Sự việc có tất cả các dấu hiệu của một vụ ám sát do nhà nước Nga dàn dựng: Mục tiêu bị sát hại là một phiến quân chống chính phủ Nga nổi tiếng. Sát thủ bị bắt giam chỉ vài giờ sau vụ giết người, là một người Nga có tiền án, đi du lịch đến Đức bằng hộ chiếu giả chưa đầy một tuần trước khi giết người.
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều bằng chứng, chính phủ Đức trong nhiều tháng đã thận trọng trong việc công khai quy trách nhiệm cho vụ tấn công. Ngay cả khi cuối cùng họ đổ lỗi cho chính phủ Nga vào ngày 4 tháng 12, sự trả đũa duy nhất là trục xuất hai nhà ngoại giao Nga đóng tại Bá Linh.

Cách giải quyết ở mức tối thiểu này đã hoàn toàn trái ngược với chiến dịch gây áp lực quốc tế kéo dài mà chính phủ Anh đã thực hiện sau vụ ám sát một cựu điệp viên nhị trùng của Nga, ông Sergei Skripal, ở Anh năm ngoái. Phản ứng lặng lẽ hơn của Đức rõ ràng dựa trên sự mong muốn là Bá Linh không muốn làm trầm trọng thêm sự căng thẳng đang có với Điện Cẩm Linh, nhưng nó có thể chỉ làm tệ hơn cho tình hình, vì sẽ khiến khích Kremlin càng hoạt động táo bạo hơn trong tương lai.
Nạn nhân của vụ giết người ở Bá Linh, ông Zensonkhan Khangoshvili, là một công dân Gruzia gốc Chechen với một hồ sơ dài về cuộc chiến chống lại người Nga và lãnh tụ Ramzan Kadyrov, một người Chechnya cai trị mạnh tay được Kremlin hậu thuẫn.

Mạc Tư Khoa đã tuyên bố rằng nạn nhân Khangoshvili có liên quan đến nhiều vụ tấn công khủng bố. Theo cơ quan báo chí điều tra Bellingcat, kẻ giết ông ta hóa ra có tài liệu giả do cùng một cơ quan của chính phủ Nga cung cấp danh tính giả cho những người bị buộc tội tìm cách ám sát Skripal bằng chất độc thần kinh mạnh. Khi bị bắt giữ, kẻ giết ông Khangoshvili, được đặt tên là Vadim Sokolov trong hộ chiếu giả, đã từ chối nói chuyện với bất cứ ai trừ một viên chức đại diện của Đại sứ Quán Nga.
Danh tính thực sự của sát thủ dường như là Vadim Krasnikov, một tay băng đảng xã hội đen người Nga - không gây ngạc nhiên vì anh này có hình xăm đặc biệt trên cơ thể. Anh ta từng bị chính quyền Nga truy nã vì vụ giết một doanh nhân năm 2013 tại Mạc Tư Khoa, nhưng lệnh truy nã quốc tế của anh ta đã bị xóa sạch một cách bí ẩn vào năm 2015, cùng lúc đó tất cả các hồ sơ về sự tồn tại của anh ta thậm chí còn bị loại trừ một cách bí ẩn từ cơ sở dữ liệu của chính phủ.

Giờ đây, câu hỏi thực sự duy nhất là anh ta đã thực hiện vụ giết mướn cho ai, cơ quan nào trong chính phủ Nga. Rất có thể là Dịch Vụ An Ninh Liên Bang Nga, hay FSB, vì cơ quan này có hồ sơ theo dõi riêng về việc thuê các băng đảng giết người Chechen. Anh ta cũng có thể được thuê bởi cơ quan tình báo quân sự Nga, được gọi là GRU, người bị đổ lỗi cho vụ ám sát ông Skripal tại Anh, hoặc bởi tay sai của Kadyrov, mặc dù họ có xu hướng sử dụng đồng bào Chechen cho công việc bẩn thỉu của họ.
Chính quyền Đức đã điều tra vụ án này rất thận trọng. Lúc đầu, họ có vẻ rất muốn kết nối việc giết người với băng đảng xã hội đen, vì Đức là một trung tâm của cộng đồng người Chechen lưu vong, và thủ đô Bá Linh cũng là một thành trì của các băng đảng Chechen. Nhưng để thực hiện vụ ám sát nói trên, các nhóm băng đảng địa phương này không cần phải thuê một sát thủ từ nước Nga, và họ cũng không có khả năng làm giấy tờ giả do chính phủ cấp.

Trong nhiều tháng, Đức từ chối nói nhiều ngoài việc thừa nhận sự thật của vụ án. Cuối cùng, văn phòng công tố liên bang thông báo rằng “có đủ cơ sở thực tế để đề nghị rằng việc giết người ... được thực hiện thay mặt cho các cơ quan nhà nước của Liên Bang Nga hoặc của Cộng Hòa Chechen tự trị, là một phần của Liên Bang Nga.”
Hai nhà ngoại giao Nga, được cho các sĩ quan tình báo của GRU, sau đó đã bị trục xuất. Từ phía Nga, Điện Kremlin đã kiên quyết phủ nhận mọi liên quan đến vụ ám sát.
Việc bỏ lỡ cơ hội ban đầu để quở trách Mạc Tư Khoa đã khiến Bá Linh giờ đây có rất ít sự lựa chọn đển ngăn cản hành động tượng tự của Nga trong tương lai. Theo quan điểm của Kremlin, việc giết Khangoshvili đã thành công tốt đẹp, cho dù hoạt động của Nga có thể vì phạm luật quốc tế.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT