Hôn Nhân, Cuộc Sống

Đối phó sự đau buồn khi bạn đời mất

Monday, 21/12/2015 - 01:08:33

Tôi ao ước có ai đó tới ngồi với tôi.”Mỗi năm vẫn có hàng triệu người mất vợ hoặc chồng mà họ chăm sóc thân mật. Vì xã hội ở Mỹ này có ít nghi thức chịu tang ngoài buổi lễ tưởng niệm, nên họ có thể thấy lẻ loi một mình, không có ai an ủi khi họ cần sự ủy lạo tinh thần nhiều nhất.

Khi người chồng 69 tuổi của bà Dorothy Wellborn qua đời vì bệnh Alzheimer, bà được bao quanh bởi bạn bè và gia đình đầy lòng yêu thương. Bà cùng khóc với họ tại lễ tưởng niệm. Bà đứng nhìn khi quan tài đóng nắp lại trên thi hài yếu đuối của chồng, sau đó bà đi về nhà với các con. Nhưng mấy tuần sau đó, khi họ đã bay về lại những mái ấm riêng của họ, bà thức dậy thấy quanh mình là một ngôi nhà trống vắng.

Nỗi cô đơn gây ra đau đớn, đặc biệt cho một người chưa bao giờ sống một mình. Những người thân của bà cụ Dorothy có hỏi thăm bà, nhưng vẫn giữ một khoảng cách kín đáo, muốn đem lại cho bà sự riêng tư để bà đau buồn trong thương nhớ. Giờ đây nghĩ lại, họ ước gì họ đã đến thăm bà thường xuyên hơn.
Còn lại một mình, bà Dorothy khóc trong nhiều giờ liền. Bà mong chồng, người mà bà đã tự tay chăm sóc trong nhiều năm. Đôi khi cơn đau không thể nào chịu được, đến nỗi bà la lên thất thanh. Bà nói, “Không ai có thể nghe tiếng tôi, vì vậy tôi chỉ muốn hét lên và la lên. Tôi nhớ chồng tôi rất nhiều, đến nỗi tôi cảm thấy như thể mình đang cháy... Tôi ao ước có ai đó tới ngồi với tôi.”Mỗi năm vẫn có hàng triệu người mất vợ hoặc chồng mà họ chăm sóc thân mật. Vì xã hội ở Mỹ này có ít nghi thức chịu tang ngoài buổi lễ tưởng niệm, nên họ có thể thấy lẻ loi một mình, không có ai an ủi khi họ cần sự ủy lạo tinh thần nhiều nhất.

Tương tự như thế, những người con đã trưởng thành mất cha mất mẹ có thể nhận thấy rằng các đồng nghiệp của họ quá lo lắng về việc xen vào đời sống riêng tư của người khác, có khi họ còn làm như không biết có sự mất mát lớn của người khác.

Mỗi năm vẫn có gần 12 triệu người thành niên bị mất cha hoặc mẹ. Đó là nguyên nhân thông thường nhất của chuyện mất người thân ở Hoa Kỳ.

Trong một xã hội thần tượng hóa tuổi trẻ và quay lưng lại với tuổi già và cái chết, ít người trong chúng ta hiểu được nỗi sầu đau. Chúng ta không được giáo dục để thấy rằng đau khổ là một tiến trình bình thường, cần có thời gian riêng của nó. Người bị mất đi thân nhân có thể mong đợi rằng cảm giác mất mát sẽ giảm đi một cách nhanh chóng và tự động, và cảm thấy khó khăn tiến tới khi cảm giác ấy không vơi đi.

Đau buồn theo cách riêng của bạn

Điều quan trọng là phải hiểu những gì đau buồn đòi hỏi, vì những quan niệm sai lầm đều gây phức tạp cho tiến trình chữa lành. Theo trung tâm Loss and Life Transition (Mấy Mát và Chuyển Tiếp Cuộc Sống) tại Fort Collins, Colorado, có ba huyền thoại phổ biến về sự đau buồn và thương nhớ.

Huyền thoại số 1: Có một giai đoạn có thể dự đoán được và có trật tự cho chuyện để tang.

Người ta chấp nhận một hệ thống cứng nhắc gồm những niềm tin tưởng về đau thương. Hệ thống này không cho phép kinh nghiệm cá nhân diễn ra một cách tự nhiên. Cũng như người ta chết theo những cách thức khác nhau, thì người ta thương tiếc theo những cách thức khác biệt, và với những loạt khác nhau của cảm xúc. Có một phạm vi rộng lớn của điều được gọi là “bình thường” trong quá trình đau thương tiếc nhớ.

Huyền thoại số 2: Tránh xa hơn là tiến gần đến sự đau buồn là điều tốt nhất.
Rủi thay, nhiều người để tang không cho phép chính mình, hoặc không được những người khác cho phép, để bày tỏ nỗi sầu khổ của họ. Xã hội thường thiếu kiên nhẫn với đau buồn, và thường hy vọng những người sống sót nhanh chóng trở lại bình thường. Nếu nỗi tiếc thương của bạn kéo dài hơn một vài tháng, bạn có thể nghĩ rằng bạn là bất bình thường, hoặc bằng cách nào đó đổ lỗi cho nỗi đau khổ của bạn. Nhưng bạn không phải là như vậy: Trong một số xã hội, bạn sẽ được trông đợi mặc tang phục trong một năm.

Huyền thoại số 3: Sau khi người thân của bạn qua đời, mục tiêu là “vượt qua” sự mất mát của bạn.
Niềm tin tưởng này cho thấy một sự trở về lại với một quan niệm trước đó về tính cách bình thường. Tuy nhiên, mọi người đều được biến đổi bởi nỗi đau thương ở một mức độ nào đó. Việc giả định rằng cuộc sống sẽ chính xác giống như cuộc sống trước đây là đều không thực tế, và có thể gây ra thiệt hại.

Thay vì “sự phục hồi hoàn toàn,” bạn hãy nghĩ đến việc tích hợp sự mất mát ấy, và từng bước tiến lên phía trước, nếu vắng bóng người thân yêu của bạn. Việc chấp nhận dẫn đến sự hồi sinh, cho phép bạn tái tham gia vào cuộc sống, theo những cách thức mới và theo tốc độ của riêng bạn.

Việc chăm sóc có thể dẫn đến một loạt cảm xúc đặc biệt phức tạp trong chuyện để tang. Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi người thân yêu của bạn không còn phải chịu đau khổ nữa. Bản thân bạn có thể cảm thấy một cảm giác nhẹ nhõm gần như làm cho bạn say, vì bạn đã trút bỏ được gánh nặng gây mệt mỏi và có lẽ áp đảo của việc chăm sóc.

Nhiều người cảm thấy mặc cảm tội lỗi quá nặng, để trải nghiệm cả đau buồn lẫn nguôi ngoai, nhưng vẫn cứ yên tâm rằng những cảm xúc này là bình thường. Những cảm xúc ấy không có nghĩa là bạn yêu người ấy ít sâu sắc hơn, mà chỉ có nghĩa là bạn là con người mà thôi.

Cố gắng vượt qua cảm giác tội lỗi thường là một phần quan trọng của tiến trình đau buồn thương tiếc. Sau khi người thân yêu của bạn chết, bạn có thể cảm thấy mình có nhiều tội lỗi vì những gì bạn đã không làm cho người ấy, hoặc lo sợ rằng một cách nào đó bạn phải chịu trách nhiệm một phần trong chuyện người ấy ít đạt tiến bộ hoặc đã chết đi.

Bạn có thể lo lắng vì bạn đã bỏ lỡ một số loại thuốc, đề nghị một cuộc xét nghiệm nào đó, phớt lờ một triệu chứng quá lâu, ngủ trong khi người thân đứng dậy và bị té, không nấu những thức ăn kiêng cữ thích hợp cho người ấy trong những năm qua, và vân vân.

Nếu bạn trải qua những cảm giác như vậy, thì hãy nói chuyện với một chuyên viên cố vấn, hoặc với bác sĩ của bạn, về những điều lo lắng. Lý do là vì người đó thường có thể cam đoan với bạn rằng bạn đã làm mọi điều mà bạn có thể làm được.

Bác sĩ Patrick Irvine, chuyên gia về y học cao niên, nhớ lại chuyện đi thăm bà vợ của một người chồng bị tàn tật nặng, sau khi ông chết.

Ông Irvine nhớ lại, “Bà ấy nói, 'Tôi xin lỗi, tôi đã giết ông ấy', và kể cho tôi chuyện bà đã quyết định cho ông chồng dùng một thứ thuốc tùy ý, vào đêm hôm trước khi ông qua đời, và khi thức dậy vào buổi sáng thì ông ấy đã nằm chết ở bên cạnh bà. Nếu chúng tôi đã không nói chuyện với nhau như vậy, thì bà sẽ sống cho đến khi qua đời, mà cứ nghĩ rằng bà đã giết chết ông ấy!”

May mắn thay, ông Irvine đã có thể cho bà ấy biết rằng bà hoàn toàn không liên quan gì tới cái chết của ông chồng.

Tất nhiên, việc đối phó với một sự mất mát nghiền nát người ta sẽ trở nên dễ dàng hơn, nếu bạn đã có thể hoàn tất bất cứ công việc nào còn dở dang trước đó. Những cảm xúc chưa được giải quyết nổi lên sau một cái chết là điều thông thường.

Có những người có trí tuệ khôn ngoan và gặp sự may mắn, để có thể làm việc thông qua các vấn đề trong quá khứ của họ với những người sắp chết, thường tìm thấy điều này một nguồn an ủi lớn nhất trong tiến trình đau buồn.

Bà Alexandra Kennedy, một nhà văn và là chuyên gia trị liệu đau buồn ở Santa Cruz, California, nói rằng việc thừa nhận tầm quan trọng và sức mạnh của một cái chết sẽ giúp làm cho việc trải qua nỗi đau trở nên dễ dàng hơn.

Cái chết của một người thân hoặc người phối ngẫu làm lay chuyển nền tảng của chúng ta. Đó là điều tự nhiên, mặc dù khó chịu, khi cảm thấy dễ bị tổn thương, cô độc, và ngoài tầm kiểm soát.

Bà đề nghị bỏ ra một ít thời gian mỗi ngày trong một nơi ẩn náu hay một chỗ được bảo vệ, để đau buồn thương tiếc cho đầy cơn, hơn là tìm cách đánh mất bản thân của bạn trong thói quen thường lệ.

Các chuyên gia khác khuyên nên mở lòng ra với gia đình hoặc bạn bè thân thiết, hoặc - nếu những người trong vòng thân tình của bạn không thể đối phó với nỗi đau của bạn - tìm kiếm một nhóm hỗ trợ nỗi mất mát người thân, một nhà trị liệu, hoặc bảng tin nhắn trên, hoặc một buổi chuyện trò chuyện. Nếu bạn là người có tôn giáo, bạn có thể muốn tìm kiếm sự an ủi ở nơi bạn thờ phượng.

Nếu nỗi đau thương của bạn đem lại một cảm giác bơ vơ tuyệt vọng và một tình trạng thiếu nghị lực và nhiệt tình, kéo dài trong nhiều tuần và nhiều tháng, thì có thể bị trầm cảm về mặt chẩn y. Không chịu chữa trị chứng trầm cảm là điều gây rủi ro, nên hãy liên lạc với một bác sĩ hoặc một chuyên gia trị liệu, để được chẩn đoán và giúp đỡ với chứng bệnh này.

Sống chung với nỗi mất mát

Như các chuyên viên cố vấn sức khỏe tâm thần lưu ý, cái chết của một người thân yêu và sự kết thúc công việc chăm sóc đánh dấu một sự chuyển tiếp trong cuộc sống, cả một kết thúc có hậu lẫn một điểm khởi đầu. Chuyện tiếp tục đi tới với cuộc sống đòi hỏi ta phải có sự đối phó trước nỗi đau đớn và phiền muộn, việc tái thiết lập những mối ưu tiên, và việc tập trung vào những gì thực sự quan trọng.
Sử gia và tác giả Theodore Roszak ở Berkeley, California từng là một một người chăm sóc và khi già đi trở thành người được chăm sóc.

Ông nói, “Cơn thử thách của bệnh tật dạy cho bạn một điều gì đó. Nó mang bạn đến gần cái chết như bạn có thể đến đó. Nếu sau một kinh nghiệm như thế mà bạn không trở nên triết lý hơn so với khi bạn bước vào kinh nghiệm đó, thì sẽ không có gì làm cho bạn thay đổi cả.”

Bà Wellborn đã hoàn tất tiến trình chuyển tiếp của bà, từ chán nản sang một cuộc sống mới. Từ sau những thử thách khủng khiếp sau khi chồng chết, bà đã quay trở lại với nhóm thân thiết xã hội của bà, và làm một điều gây kinh ngạc cho nhiều người: bà tìm được một người bạn trai.

Bà kể, “Lời khuyên của tôi là, đừng ngại mở lòng mình ra cho người khác. Tôi thương tiếc chồng tôi trong một thời gian dài, và tôi vẫn làm như vậy. Không ai sẽ thay thế chỗ của ông. Nhưng tôi ý thức rằng tôi tiếp tục cuộc sống của mình. Đó là điều mà ông ấy muốn tôi làm.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT