Mẹo Vặt

Đồ hộp và sự nhiễm độc nhôm

Thursday, 12/01/2017 - 08:26:43

Chỉ riêng tại nước Mỹ mỗi năm đã có tới hơn 5,000 triệu pounds nhôm được sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm. Kỹ nghệ đồ hộp rất trọng dụng nhôm vì nó nhẹ nhàng, gọn gàng và rẻ tiền. Hầu hết thực phẩm đóng hộp hiện nay như nước súp gà, súp bò, cháo, rau trái… là nằm trong hộp nhôm cả.

Bài VŨ HẰNG

Thực phẩm đóng hộp có nhiều lợi điểm, như có thể để dành lâu giúp chúng ta thưởng thức được những thứ rau quả trái mùa, dễ chuyên chở đến những vùng địa đầu xa xăm cho lính chiến. Vì những lợi điểm này mà hiện nay đồ hộp chiếm tới 17% trong tổng số thực phẩm được dân Mỹ tiêu thụ. Nhưng các chuyên viên về dinh dưỡng cũng chỉ ra những điểm bất lợi, như đồ hộp có thể bị nhiễm hóa chất rỉ ra từ màng nhựa bọc ở mặt trong của hộp.

                Đồ hộp chiếm tới 17% trong tổng số thực phẩm được tiêu thụ tại đất Mỹ


Cũng như mọi sản phẩm plastic khác, màng nhựa này có chứa BPA, một hóa chất độc hại mà về lâu về dài có thể đưa tới nhiều tật bệnh như cao máu, béo phì, ung thư, bênh tim, tâm lý biến đổi. Một cuộc khảo sát do Environment Working Group thực hiện cho biết hơn 50% đồ hộp được bầy bán trên thị trường Hoa Kỳ có chứa BPA. Mà BPA cũng không phải là mối lo duy nhất, còn nhiều điểm khác khiến chúng ta phải lưu ý khi sử dụng đồ hộp cho bữa ăn gia đình.

Nhiễm độc nhôm

Nhôm (Aluminum) là thứ kim loại phổ thông thường được dùng để làm nồi niêu xoong chảo trước nay. Nhưng càng ngày chúng ta càng được khuyên là phải e dè, vì nhôm có thể nhả độc chất thấm vào thực phẩm trong lúc được đun nóng. Sự e dè đó buộc nhà sản xuất phải từ từ thay thế nhôm bằng các chất liệu an toàn hơn. Tuy nhiên, đa số chúng ta lại không được lưu ý đúng mức về thực phẩm đựng trong hộp nhôm (aluminum can). Sau khi bỏ rau quả, thịt cá vào hộp, người ta hàn lại, nấu chín để giết vi trùng và để bảo toàn độ tươi của thực phẩm.

           Nhưng đồ hộp có thể gây dị ứng đối với những người đang có bệnh hoặc phụ nữ, trẻ em…

Ít ai trong chúng ta để ý tới một hệ quả phát sinh là, trong khi đun nóng để bảo toàn thực phẩm, nhà sản xuất cũng “giải phóng” cả những độc tố nhôm, giúp chúng trở thành những “aluminum free radicals” đeo bám thực phẩm và từ từ làm ô nhiễm thực phẩm trong hộp. Về lâu về dài, độc tố nhôm tích lũy trong cơ thể chúng ta sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh quên, rồi từ từ tiến đến bệnh lú lẫn Alzheimer.

Chỉ riêng tại nước Mỹ mỗi năm đã có tới hơn 5,000 triệu pounds nhôm được sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm. Kỹ nghệ đồ hộp rất trọng dụng nhôm vì nó nhẹ nhàng, gọn gàng và rẻ tiền. Hầu hết thực phẩm đóng hộp hiện nay như nước súp gà, súp bò, cháo, rau trái… là nằm trong hộp nhôm cả.

Cũng có người bào chữa rằng màng nhựa mỏng dán quanh vách trong sẽ bảo vệ hộp, không để nhôm bị sói mòn, nhờ đó có thể ngăn chặn tiến trình ô nhiễm thực phẩm. Nói như vậy chẳng khác gì như … thuê chó sói để giữ chuồng cừu. Bởi vì, như chúng ta đã biết, màng nhựa và độc chất BPA ở trong màng nhựa cũng đâu có tốt lành gì. Mà dù không tính đến sự nguy hại của BPA đi nữa, màng nhựa này cũng không thế giúp thực phẩm chống nhiễm độc nhôm, vì ngay lúc được đun nóng thì hộp đã nhả độc chất nhôm ra, và suốt thời gian được hàn kín, chất nhôm có thừa thời gian để từ từ làm ô nhiễm thực phẩm.

                                 Đồ hộp thuận tiện cho lính chiến ở những vùng địa đầu xa xăm

Chất bảo quản

Ngoài BPA và Aluminum Free Radicals, kỹ nghệ đồ hộp còn bị lệ thuộc vào những chất bảo quản (preservatives), là những chất được sử dụng để giữ thực phẩm khỏi hư thối trong thời gian để dành. Với công dụng này, chất bảo quản được coi như một “cánh tay” rất đắc lực của ngành chế biến thực phẩm.

Nhưng đối với cái bao tử của chúng ta, chất bảo quản lại không phải là “người bạn” tốt. Nhà sản xuất cũng hiểu như vậy, nên mỗi khi bị người tiêu thụ khám phá và tẩy chay, họ lại đặt ra một cái tên mới mà thực tế vẫn là những chất bảo quản ấy. Kỹ nghệ đồ hộp đương nhiên phải dùng tới rất nhiều chất bảo quản.

Đối với người đang khỏe mạnh, chất bảo quản không gây ra những hậu quả nhãn tiền, nhưng với phụ nữ có bầu, trẻ em, người già, người có bệnh... chất bảo quản chắc chắn không phải là “bạn tốt”. Là người chăm sóc bữa cơm gia đình, bạn cần phải đặt câu hỏi khi người nhà có những dấu hiệu dị ứng sau khi ăn đồ hộp. Đó có thể là tiếng nói của bao tử đối với chất bảo quản không thân thiện đó.
Vuhang231@yahoo.com

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT