Đạo và Đời

Di tích Phật Nhập Niết Bàn cổ nhất thế giới được công bố ở Pakistan

Wednesday, 14/02/2018 - 08:47:44

Địa điểm tại Pakistan ngày nay từng đóng một vai trò quan trọng, trong lịch sử đạo Phật lan truyền từ Ấn Độ lên hướng tây bắc, vượt qua những rừng núi, sa mạc trùng điệp để tới miền viễn tây Trung Quốc và bắt đầu lan về phương đông.

Bài HALEIGH ATWOOD

Các viên chức hy vọng rằng sự khám phá này sẽ khuyến khích ngành du lịch và sự hòa hợp tôn giáo tại một quốc gia mà hầu hết theo đạo Islam.

Trong tháng 12 vừa qua, tàn tích của một pho tượng Phật nằm có từ 1,700 năm trước được công bố tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa thuộc Pakistan. Bức tượng này dài 48 feet (14.6 mét) và nằm gần Tháp Bhamala, một ngôi tháp Phật Giáo bị hủy hoại và là nơi được công nhận Địa Điểm Di Sản Quốc Gia. Phương pháp định tuổi bằng carb-14 đặt pho tượng này vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, khiến cho nó trở thành phi tượng Phật nằm cổ nhất vẫn còn và được khám phá ra cho đến nay.

Địa điểm tại Pakistan ngày nay từng đóng một vai trò quan trọng, trong lịch sử đạo Phật lan truyền từ Ấn Độ lên hướng tây bắc, vượt qua những rừng núi, sa mạc trùng điệp để tới miền viễn tây Trung Quốc và bắt đầu lan về phương đông.


Nền tảng của tượng Phật Nhập Niết Bàn được tìm thấy hơn ba năm trước. Nay Pakistan hy vọng sự trợ giúp của thế giới sẽ hồi phục tượng trở lại hình dạng nguyên thủy. (Lions Roar)

Ông Abdul Samad, giám đốc sở khảo cổ và bảo tàng của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, nói với Lions Roar, “Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sở khảo cổ tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, và cho thấy trình độ chuyên nghiệp và sự cam kết của sở đối với đề tài này.”

Buổi công bố có sự tham dự của ông Imran Khan, lãnh tụ phe đối lập Pakistan và là người gọi địa điểm khảo cổ này “là một tài sản cho đất nước chúng ta.”

Ông Samad nói rằng cuộc khai quật di tích Phật Nhập Niết Bàn, tức là Phật nằm, đã mất gần ba năm để hoàn tất. Vào thời điểm nào đó trong tương lai, sở khảo cổ này dự định tái thiết toàn thể bức tượng với sự trợ giúp của quốc tế.

Bên cạnh tượng Phật nằm, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hơn 500 di vật Phật Giáo tại tháp Bhamala Stupa.
Vùng này là trung tâm của nền văn minh Phật Giáo cách đây 2,300 năm, lúc còn nằm dưới quyền kiểm soát của Hoàng Đế Ashoka (304-232 trước công nguyên) trong thời Đế Chế Mauryan của Ấn Độ. Được khám phá vào năm 1929, địa điểm Bhamala cho thấy một lịch sử và một nền văn hóa tôn giáo đa dạng vẫn còn tồn tại ở Pakistan.

Có hơn 2,000 ngôi tháp và tu viện Phật Giáo ở Khyber Pakhtunkhwa. Phần lớn đều có hình vuông, hình dạng Gandhara điển hình. Nhưng tháp Bhamala lạo có hình chữ thập, và các nhà khảo cổ học tin rằng điều đó có nghĩa là khu vực này đã được dùng bởi một hệ phái Phật Giáo khác. Tông phái này đã bị cô lập, nhưng sau đó được phát triển rộng ở Kashmir và trở thành một tông phái rất phổ miến của Đạo Phật.
Ông Samad nói, “Pakistan từng là trung tâm du lịch tôn giáo. Người ta đến đó mỗi ngày và viếng thăm các địa điểm tôn giáo này.”

Ông Samad nói sau vụ khủng bố 11 tháng 9, 2001, du lịch “hầu như chấm dứt” ở Pakistan vì du khách lo sợ chiến binh Hồi Giáo. Nhưng ông tin rằng việc khám phá ra pho tượng Phật nằm sẽ thu hút du khách trở lại trong tương lai.

“Đã gần 18 năm trời qua kể từ vụ này, và trong thời gian này một thế hệ Phật tử mới đã lớn lên mà không biết gì cả về gốc rễ tôn giáo và mối liên hệ cổ xưa của họ. Tôi tin rằng khám phá này sẽ thu hút họ một lần nữa đến viếng thăm miền đất bình an này.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT