Kinh Doanh

Dân California tái chế ve chai càng ngày càng ít hơn

Sunday, 09/07/2017 - 10:18:13

Các nhà môi trường cũng có lý do để lo ngại. Các trung tâm tái chế bị đóng cửa có nghĩa là mỗi ngày có thêm hơn 3.5 triệu thứ đồ đựng được đổ vào thùng rác, hoặc đưa tới những bãi rác vào.


Xe xúc đang làm việc trong một xưởng nhận chai nhựa ở San Francisco. Tỷ lệ tái chế chai nhựa, lon nhôm đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập niên. (Getty Images)


Tại một tiểu bang mà người ta thường hãnh diện là nơi dẫn đầu toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường, mức tỷ lệ tái chế những thứ đựng nước giải khát đã giảm xuống mức thấp nhất, tính trong gần một thập niên. Trong lúc đó, những trung tâm trả tiền cho chai và lon đã tiếp tục đóng cửa, diễn ra cùng lúc có hậu quả từ những thay đổi nơi chương trình tái chế của California.

Giá bán những lon, chai nhựa tái chế đã giảm vì một số lý do, khiến các trung tâm đóng cửa dần dần, và người dân cũng bớt bán các thứ tái chế hoặc không có nơi gần nhà để bán.

Ngoài những mối lo ngại quan tâm về môi trường, những tác động tài chánh cũng đang tăng lên, bóp chặt những hệ thống siêu thị lớn và những cư dân có lợi tức thấp.

Cơ Quan Tái Chế Và Thu Hồi Tài Nguyên California, tức CalRecycle, cho biết tỷ lệ tái chế những đồ đựng thức uống ở California đã giảm xuống dưới 80%, lần đầu tiên tính từ năm 2008. Trong năm 2016, trong tổng số đồ đựng nước giải khát, có 79.8% được tái chế, giảm từ 8.1% trong năm 2015. Tỷ lệ tái chế lon chai đạt một mức cao 85% trong năm 2013.

Mới đây các cư dân miền nam California có ít lựa chọn hơn trong việc tận dụng những đồ có thể tái chế được. Trị giá của nhựa, thủy tinh, và nhôm, đã giảm xuống, khiến cho nhiều trung tâm tái chế phải đóng cửa trong hai năm qua. Tình trạng ấy cũng gây áp lực đối với những trung tâm còn lại, đang phải vất vả đáp ứng nhu cầu với những ngân khoản nhỏ.

Theo CalRecycle, Nam California là nơi có 891 trung tâm tái chế, tính cho đến ngày 1 tháng Giêng, giảm từ 1,076 trung tâm cách hai năm trước đó.

Với ít địa điểm hơn để bán các thứ đồ đựng, những người muốn kiếm tiền nhờ bán chai và lon đều phải đi xa hơn tới các trung tâm tái chế. Những địa điểm này có thể rất bận rộn và bắt khách phải chờ lâu.
Một số siêu thị cũng đang bị ảnh hưởng, vì một quy định của tiểu bang đòi các siêu thị phải có một trung tâm tái chế nằm trong vòng nửa dặm từ cửa hàng, hoặc phải mua lại những đồ đựng trong cửa hàng, nếu không thì phải nộp tiền phạt hàng ngày. Hơn 300 trung tâm tái chế ở gần các siêu thị đã đóng cửa từ năm ngoái.

RePlanet là một mạng lưới thu mua đồ tái chế, hợp tác với các hệ thống cửa hàng tạp hóa để cung cấp cho những trung tâm tái chế ở gần đó. Trong tháng Giêng năm 2016, RePlanet loan báo rằng họ sẽ đóng cửa 191 trung tâm tái chế ở California.

Công ty đóng cửa những địa điểm ấy, một phần là vì một mức sụt giảm trong những khoản lệ phí của tiểu bang, và những mức giảm bớt trong việc định giá hàng hóa của nhôm và nhựa. Công ty cũng viện dẫn những mức chi phí hoạt động tăng lên, chẳng hạn như những mức tăng lương tối thiểu, và những quy định đòi phải có bảo hiểm y tế và bảo hiểm bồi thường cho những người lao động.

CalRecycle ước tính rằng trong những năm cao điểm, đã có từ 2,200 tới 2,300 trung tâm tái chế trong tiểu bang. Kho dữ liệu hiện nay cho thấy có 1,680 trung tâm.

Nhiều trung tâm chế biến, lấy những đồ có thể tái chế được từ các trung tâm này, cũng đều đã đóng cửa. Có 183 trung tâm còn hoạt động ở California, giảm từ 196 trung tạm trong năm 2016, và 217 trung tâu trong năm 2015.

Các nhà môi trường cũng có lý do để lo ngại. Các trung tâm tái chế bị đóng cửa có nghĩa là mỗi ngày có thêm hơn 3.5 triệu thứ đồ đựng được đổ vào thùng rác, hoặc đưa tới những bãi rác vào.

Một phần lý do khiến cho đóng cửa là giá dầu hỏa giảm xuống mức rẻ, tạo ra một yếu tố góp phần làm giảm giá trị của những thứ có thể tái chế. Khi giá dầu sụt giảm, thì giá năng lượng và chi phí sản xuất vật liệu mới cũng sẽ làm giảm theo, làm cho giá nguyên liệu của chai, lon được tái chế cũng sụt xuống, và như thế người bán không được được nhiều tiền như trước.

Nhiều trung tâm tái chế đang theo chương trình California Redenption Value (CRV), có nghĩa là họ bị đòi phải nhận tất cả những loại vật liệu hội đủ điều kiện để hưởng CRV. Ngay từ đầu, chương trình quy định rằng tiểu bang sẽ trợ giá cho những chi phí như nhựa và thủy tinh, thường không trả tiền cho chính những thứ ấy.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT