Thế Giới

Cựu lãnh đạo Catalonia sẽ không trở lại

Wednesday, 01/11/2017 - 08:57:29

Được biết các quan tòa Tây Ban Nha cho hay họ có thể ra lệnh bắt giữ các lãnh đạo của Catalonia nếu như họ không xuất hiện trước tòa án để trả lời các câu hỏi. Luật sư Paul Bekaert cho báo chí hay hiện thân chủ của ông đang áp dụng chính sách "đợi và xem" nhằm xem phản ứng ra sao từ phía chính phủ Tây Ban Nha.

Một luật sư đại diện cho ông Carles Puigdemont cho hay ông này sẽ không quay về Tây Ban Nha trả lời về các cáo trạng cho là ông đã "dấy loạn." Luật sư người Bỉ Paul Bekaert cho hay kể từ khi đào tị sang Bỉ hôm thứ Hai, ông Carles Puigdemont sẽ không xuất hiện ở tòa án Madrid vào ngày thứ Năm, cùng với 13 phụ tá của ông. Tất cả đều bị các cáo trạng là mưu toan tách lìa Catalonia ra khỏi Tây Ban Nha, sử dụng sai trái công quỹ cho việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý trong tháng 10 ở Catalonia.
Được biết các quan tòa Tây Ban Nha cho hay họ có thể ra lệnh bắt giữ các lãnh đạo của Catalonia nếu như họ không xuất hiện trước tòa án để trả lời các câu hỏi. Luật sư Paul Bekaert cho báo chí hay hiện thân chủ của ông đang áp dụng chính sách "đợi và xem" nhằm xem phản ứng ra sao từ phía chính phủ Tây Ban Nha.

Hòa Lan cấm 'đạp xe uống bia' ở Amsterdam
Thành phố Amsterdam đã cấm chuyện vừa "đạp xe vừa uống bia tập thể" trên đường phố, sau khi có nhiều ta thán từ công chúng là có nhiều du khách lợi dụng chuyện này làm ồn ào mất trật tự trong giao thông. Một phán quyết của tòa án cho hay tòa cho phép các viên chức thành phố cấm chuyện như thế ở trung tâm thành phố.
Hòa Lan là nơi có nhiều xe đạp nhất thế giới, nếu tính theo đầu người và xe đạp là hình thức di chuyển khá phổ biến trên cả Hòa Lan. "Beer Bikes" là những chiếc xe nhỏ được cải biến thành xe đạp tập thể và người ta ngồi quây quần xung quanh một cái bàn đầy ly bia mà vẫn đạp xe được.
Lệnh cấm đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11, khi một đại diện của chính quyền Amsterdam cho hay các công ty du lịch không được thuê mướn loại xe đạp như thế để chở khách du lịch nữa.

Pakistan: Tính hại chồng, giết lầm 17 người
Cảnh sát đã bắt giữ một phụ nữ mới kết hôn tên là Aasia Bibi, 21 tuổi vì các cáo trạng sát nhân sau khi cô bị tố cáo dã bỏ thuốc độc vào sữa cho chồng, nhưng vô tình lại giết chết 17 người khác trong gia đình quyến thuộc.
Ông Sohail Habid Tajak, dại diện cảnh sát điều tra nói một quan tòa đã cho phép thẩm vấn cô Bibi trong vòng hai tuần để kết luận liệu chuyện ra tay ám sát chồng là chính do cô chủ mưu hay do người tình tên là Shahid Lashari của cô tham gia.
Vụ này đã xảy ra vào tuần trước. Cô Bibi đã bị gia đình ép phải lấy chồng vào tháng 9 năm 2016 trong một thôn gần thị trấn Ali Pur, cách thành phố Multan khoảng 60 dặm. Cô Bibi bỏ độc dược vào sữa cho chồng nhưng ông này lại không uống.
Sau đó bà mẹ chồng dùng số sữa độc này làm món sữa chua mời 27 người trong gia đình này dùng. Kết quả có 17 người đã thiệt mạng, còn 10 người còn lại vẫn còn nằm ở bệnh viện.

Tập Cận Bình thay đổi lập trường với Nam Hàn
Trong vòng hơn một năm qua, Trung Quốc luôn kình chống Nam Hàn, gần đây lại còn khuyến khích chuyện tẩy chay hàng hóa xứ này vì một quyết định của Hoa Kỳ muốn điều hỏa tiễn THAAD trên đất Nam Hàn. Nhưng tuần này, Trung Quốc đột ngột thay đổi thái độ này, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình quyết định chuyển hướng 18 tháng thù địch thành một chuyện giao hảo bình thưởng hơn, thậm chí có thể có cả một chút hữu nghị với Nam Hàn.
Ông Tập thay đổi thái độ, sau khi tính toán thấy rằng nếu tiếp tục cứng rắn phản đối chuyện điều hỏa tiễn như thế của Mỹ, chắc chắn sẽ không thành công trong việc phá vỡ thế liên minh giữa Seoul và Washington.
Khi Bắc Hàn gia tăng độ hăm dọa bằng các hành động bắn hỏa tiễn và thử bom nguyên tử, Nam Hàn tỏ ra sát cánh với hai đồng minh Hoa Kỳ và Nhật Bản hơn. Vì thế trước chuyến di thăm châu Á của Tổng Thống Trump, thái độ của ông Tập là một tính toán chiến lược có thể gây bối rối cho Hoa Thịnh Đốn.

Úc bị chỉ trích vì cho người vượt biển sống ở đảo
Cơ quan Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho hay là những trại tị nạn do chính phủ Úc xây dựng ở Papua New Guinea (PNG) không thích hợp nếu cứ để cho người vượt biển vào sống ở đó. Úc là quốc gia không bao giờ cho phép người vượt biển đáp tàu thẳng xuống phần đất của họ, mà luôn giữ họ lại trong các đảo như Manus Island của PNG và Nauru, một quốc gia hải đảo nhỏ của Thái Bình Dương.
Hôm thứ Ba, chính phủ PNG ra lệnh đóng cửa trung tâm tiếp nhận người vượt biển trên đảo Manus Island vì cho là trung tâm này vi hiến. Ông Nat Jit Lam, Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc UNHCR, cho biết, "Tôi sẽ không mang bất cứ thuyền nhân nào vào sống ở đây, nhất là khi tình trạng của trại như thế này."
Ngoài ra cũng có khoảng 600 thuyền nhân lại từ chối ra đi từ trại tạm trú ở thị trấn Lorengau, vì e ngại bị dân địa phương tấn công.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT