Người Việt Khắp Nơi

Cựu chiến binh VNCH được tòa Úc cho nộp đơn xin tiền hưu trí

Saturday, 20/09/2014 - 09:23:47

Trong phiên điều trần tại Canberra, tòa án nghe trình bày rằng rằng ông Hồng đang học thì nhập ngũ theo lệnh động viên. Ông nhập ngũ vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong tháng 10, 1972. Ông phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975.

CANBERRA - Một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa từng bị Việt Cộng phục kích đã giành được quyền nộp đơn xin trợ cấp hưu trí dành cho quân nhân từng phục vụ trong quân đội Úc.
Ông Hồng di cư sang Úc vào năm 1993 theo diện visa nhân đạo. Gần đây ông làm đơn xin trợ cấp hưu trí dành cho các cựu chiến binh.
Các cựu chiến binh của quân đội ngoại quốc đều hội đủ điều kiện để được hưởng tiền trợ cấp này của Úc, nếu họ có thể chứng minh rằng họ đã phục vụ với một quốc gia đồng minh trong một cuộc chiến, trong có Úc tham gia, và đã mắc phải nguy hiểm từ các lực lượng thù nghịch của địch quân trong việc phục vụ đó.
Tuy nhiên vào năm 2013, Ủy Ban Hồi Hương tìm thấy rằng ông Hồng đã không phục vụ để cho ông hội đủ điều kiện.
Sau đo ông Hồng kháng cáo quyết định này tại Tòa Phúc Thẩm Hành Chánh. Tòa này đã ủng hộ ông trước đó trong tháng 9 này.
Trong phiên điều trần tại Canberra, tòa án nghe trình bày rằng rằng ông Hồng đang học thì nhập ngũ theo lệnh động viên. Ông nhập ngũ vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong tháng 10, 1972. Ông phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975.
Ông nói rằng ông là một sinh viên sĩ quan vào đầu tháng Giêng, 1973, khi đại đội của ông nhận được lệnh phải đi đến một ngôi làng, để phân phát tài liệu của chính phủ trước ngày có Hiệp Định Paris. Hiệp định này được ký kết sau đó trong cùng tháng.
Nhưng trên đường đi, trung đội của ông trúng một trái mìn và bị Việt Cộng phục kích. Đây là một chiến thuật thường thấy được lực lượng du kích sử dụng.
Trung đội ông bắn trả và rút lui vào một khu rừng gần đó, cho đến khi quân tiếp viện có thể đến.
Ông cho biết 10 sinh viên sĩ quan đã bị thương trong vụ mìn nổ, ba người bị thương nặng.
Ủy Ban Hồi Hương đã bác đơn của ông Hồng, vì đơn xin nhập cư của nói rằng ông đang học đại học vào thời điểm vụ ấy xảy ra.
Thay vì vậy, ủy ban này cho rằng mãi cho đến cuối năm 1973 thì ông Hồng mới được ghi danh trong quân đội.
Nhưng thành viên cao cấp của tòa án là giáo sư Robin Creyke đã đảo ngược quyết định của ủy ban.
Trong một phán quyết được công bố mới đây trong tháng Chín này, giáo sư Creyke nhận thấy rằng ông Hồng là một nhân chứng đáng tin cậy, và câu chuyện của ông là phù hợp với những biến cố ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó.
Một chuyên gia về cuộc chiến Việt Nam nói với tòa án rằng mặc dù ông không thể xác nhận cho câu chuyện của ông Hồng, ông lưu ý rằng câu chuyện đó là vừa hợp lý vừa nhất quán một cách nội tại.
Giáo sư Creyke đã tim thấy rằng giai đoạn dẫn đến Hiệp Định Paris vào ngày 27 tháng một năm 1973  là một khoảng thời gian căng thẳng, Trong giai đoạn đó, cả hai bên trong cuộc xung đột đã cố gắng tìm cách “thiết lập quyền kiểm soát trên các khu vực địa lý càng nhiều càng tốt, để tăng cường lợi thế đàm phán của mình tại các cuộc thương lượng.”
Bản phán quyết nói: “Trong những hoàn cảnh đó, cũng có xác suất cao là toàn thể quân đội, trong đó có những người đang thụ huấn, sẽ tham gia vào các chiến dịch tuyên truyền, tức dự án Spywar, và cũng có thể gặp phải những tình huống nguy hiểm trong khu vực do quân đối phương kiểm soát trong tiến trình đó.”
Giáo sư Creyke nói rằng ông Hồng đã gia nhập lực lượng võ trang của Việt Nam Cộng Hòa. Do đó ông là một cựu chiến binh đồng minh đã phục vụ với các lực lượng của một quốc gia đồng minh trong thời gian chiến tranh.
Bản phán quyết nói: “Ông bị phục kích bởi quân du kích Việt Cộng, bị bao vây, và trong một thời gian bị buộc phải ẩn nấp và bắn trả. Một số người trong trung đội của ông bị thương”.
“Ông ấy gặp nguy cơ, hoặc ở trong tình trạng nguy cơ, bị làm hại và chuốc lấy nguy hiểm phát xuất từ các lực lượng thù nghịch của địch quân. Do đó ông có sự phục vụ làm cho ông hội đủ điều kiện.
“Điều đó có nghĩa là quyết định đang được xem xét ấy được gác lại, và ông Hồng có quyền nộp đơn xin trợ cấp.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT