Thế Giới

Cựu bộ trưởng Thái sắp bị đưa vào trại cải tạo xin Úc giúp đỡ

Monday, 25/04/2016 - 11:23:49

Trong một bức thư gửi cho bà Bishop, ông viết, “Tôi rất bất mãn với lệnh bắt giữ do quân đội đưa ra, trong một việc được gọi là 'điều chỉnh thái độ'. Rõ ràng đây là một dụng cụ nhằm đe dọa và đàn áp phe đối lập.”

Ông Watana Muangsook (bên trái) khi còn là Bộ Trưởng Thương Mại Thái Lan, được tiếp đón bởi bộ trưởng Nhật vào năm 2005. (Getty Images)

 

Một chính trị gia Thái Lan lên tiếng xin Úc giúp đỡ, sau khi bị chính phủ quân sự Thái Lan bắt giữ. Chính phủ có thể bắt buộc ông phải tham dự một trại “giáo dục cải tạo” kéo dài một tuần.

Ông Watana Muangsook từng là Bộ Trưởng Thương Mại Thái Lan, và là một thành viên của đảng Pheu Thai, đứng về phía phe áo đỏ chính trị thân cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Hôm thứ Hai, ông bị gọi đến một căn cứ quân sự ở Bangkok, và bị bắt giữ từ đó.
Ông Watana đã chọc tức chính phủ quân sự, bằng cách vận động ủng hộ việc bỏ phiếu chống, trong một cuộc trưng cầu sắp diễn ra. Cuộc trưng cầu này sẽ quyết định về việc chấp nhận một bản hiến pháp mới và một thượng viện mới, trong đó các thành viên đều được quân đội bổ nhiệm.

Từ khi lên nắm quyền cách đây hai năm, chính phủ quân sự đã thực hiện nhiều khoản “điều chỉnh thái độ” để dọa bắt nhiều người. Tuy vậy, ông Watana có thể là người đầu tiên bị đưa vào một “trại cải tạo” kéo dài một tuần lễ.

Ông đã kêu gọi nữ ngoại trưởng Úc Julie Bishop hãy quan tâm đến tình trạng lạm dụng quyền lực ở Thái Lan.

Trong một bức thư gửi cho bà Bishop, ông viết, “Tôi rất bất mãn với lệnh bắt giữ do quân đội đưa ra, trong một việc được gọi là 'điều chỉnh thái độ'. Rõ ràng đây là một dụng cụ nhằm đe dọa và đàn áp phe đối lập.”

Ông viết, “Tôi muốn nhân cơ hội này xin cộng đồng quốc tế và các tổ chức liên quan tới nhân quyền vui lòng giúp kiểm tra và xem xét những xu hướng lạm dụng quyền lực của NCPO.” NCPO là viết tắt từ danh xưng chính thức của chính phủ quân sự, Hội Đồng Quốc Gia Vì Hòa Bình Và Trật Tự.

Ông Watana Muangsook cũng đã gởi thư cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, và các nhà ngoại giao tại Bangkok.

Từ khi xảy ra cuộc đảo chính trong tháng Năm, 2014, quân đội đã cai trị đất nước căn cứ theo một bản hiến pháp tạm thời.

Trong tháng Tám năm nay, Thái Lan sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định hình dạng của tương lai chính trị đất nước.

Chính phủ quân sự cấm tổ chức bất kỳ cuộc vận động nào ủng hộ hay chống lại cơ cấu chính trị mới.
Phó Thủ Tướng Prawit Wonsuwan nói, “Quý vị có thể thích hoặc không thích bản hiến pháp ấy, nhưng đừng bày tỏ cho công chúng, cứ giữ điều đó trong đầu quý vị.” Ông đã trả lời như vậy cho những học giả trí thức mặc T-shirt in câu “Bỏ Phiếu Chống,” trong một một bài thuyết trình chống lại hiến pháp mới.
Tuy nhiên, ý kiến của một phó thủ tướng khác, ông Wissanu Krea-ngam, dường như ủng hộ quyền của các học giả trí thức thảo luận về các lựa chọn trưng cầu dân ý.

Ông nói với báo Bangkok Post rằng lời bình luận của các học giả là “vẫn theo luật pháp,” và đưa ra “những ý kiến hợp lý mà không có một lịch trình chính trị.”

Chính phủ quân sự đã hứa tổ chức bầu cử quốc gia trong năm tới. Nhưng những người chỉ trích nói rằng việc bổ sung một thượng viện được bổ nhiệm sẽ đem lại cho nhóm quân phiệt quyền lực tiếp diễn trên bất cứ chính phủ dân cử nào.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT