Hoa Kỳ

Cuộc chiến thương mại thế giới bắt đầu, Mỹ xem xét quỹ $30 tỷ cứu các nông gia

Saturday, 07/07/2018 - 11:22:34

Dân biểu Collin Peterson (Dân Chủ-Minnesota), một đảng viên Dân Chủ giữ chức trong Ủy Ban Nông Nghiệp Hạ Viện, nói rằng việc dùng những ngân quỹ đó sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, bằng cách chính trị hóa các khoản thanh toán nông nghiệp.


Nông gia Terry Davidson cho xem đậu nành trồng trên nông trại của ông ở Harvard, Illinois ngày 6 tháng 7, 2018, cùng ngày Trung Quốc thông báo đánh thuế trả đũa Hoa Kỳ. (Getty Images)

HOA THỊNH ĐỐN - Cuộc chiến thương mại của Tổng Thống Donald Trump đối với Trung Quốc và thế giới đã chính thức bắt đầu vào lúc 12 giờ 01 sáng thứ Sáu, 6 tháng Bảy. Cả hai Trung Quốc và Nga đều phản công bằng những biện pháp tăng thuế đối với sản phẩm từ Hoa Kỳ.

Các viên chức Mỹ chiến lược hóa một quyết định gây tranh luận, khi đề nghị dùng ngân quỹ khẩn cấp để giảm thiểu sự thiệt hại đối với những nông gia đang bị tổn thất bởi thuế trả đũa trừng phạt từ các nước khác.

Chính phủ Trump đã chính thức đánh thuế trên những sản phẩm Trung Quốc trị giá $34 tỷ, vào lúc khởi đầu một cuộc chiến thương mại lớn, được dự đoán là sẽ gây ra những khoản chi phí đáng kể cho giới tiêu thụ và các cơ sở kinh doanh. Trung Quốc đã công bố đánh lại với những mức thuế tương đương, nhắm vào hàng hóa Mỹ trị giá $34 tỷ, trong cùng ngày thứ Sáu. Các quan chức Trung Quốc loan báo các mức thuế ấy ngay sau khi Mỹ loan báo thuế biểu. Những mức thuế của Trung Quốc, trong số đó có thuế 25 phần trăm đánh vào đậu nành, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho giới nông dân Mỹ, vì hiện thời Trung Quốc đang mua gần hai phần ba trong khối lượng đậu nành do nông dân Mỹ sản xuất.

Ông Trump đã công kích Harley-Davidson vì công ty Mỹ này dự định chuyển một số công việc sản xuất sang các nhà máy của họ ra nước ngoài, để tránh những mức thuế trả đũa của Âu Châu. Trump đang tìm cách cứu “các nông dân của tôi” trong cuộc chiến thương mại do chính ông gây ra. Sự ủng hộ của cử tri nông thôn rất quan trọng cho việc ông đắc cử tổng thống. Sự việc giới nông dân không hài lòng có thể gây rắc rối cho những cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay.

Trong tháng qua tại một hội nghị ở Chicago, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Sonny Perdue nói rằng Công Ty Tín Dụng Hàng Hóa là một “dụng cụ” mà ông đang xem xét, để thực hiện chỉ thị của ông Trump, nhằm “soạn thảo một chiến lược hỗ trợ cho nông dân chống lại các mức thuế trả đũa.” Chương trình này, được lập ra để giúp đỡ giới nông dân trong thời kỳ Đại Suy Thoái, cho phép Bộ Nông Nghiệp vay $30 tỷ từ Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ, có thể được dùng để mua hoa màu từ nông dân không bán được trong cuộc chiến thương mại.

Dân biểu Collin Peterson (Dân Chủ-Minnesota), một đảng viên Dân Chủ giữ chức trong Ủy Ban Nông Nghiệp Hạ Viện, nói rằng việc dùng những ngân quỹ đó sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, bằng cách chính trị hóa các khoản thanh toán nông nghiệp.

Trước đó trong năm nay, ông Peterson nói, “Tôi chống lại phương pháp trợ giúp một lần cho một tình huống bị gây ra bởi chính phủ.” Các nông dân “muốn thị trường của họ vẫn còn nguyên vẹn và không bị vướng víu bởi một số chính sách. Việc cho họ tiền không nhất thiết phải làm cho họ đồng ý.”

Thậm chí trong tháng qua, nghị sĩ tiểu bang nông nghiệp Chuck Grassley (Cộng Hòa-Iowa), trong một cuộc điện đàm, nói với các phóng viên rằng những khoản trợ giá đó “không phải điều mà giới nông dân ở Iowa mong muốn – mà là sự giúp từ Bộ Tài Chánh liên bang,” theo tin của báo Des Moines Register.
Những người chỉ trích nói rằng việc chi tiêu ngân quỹ là một sự lãng phí công quỹ để làm giảm thiểu một sai lầm của ông Trump. Đó cũng sẽ là một khoản chi tiêu đáng kể, ngay lúc mức nợ của Mỹ sắp trở thành lớn nhất trong lịch sử, vì những khoản cắt giảm thuế công ty và những mức tăng chi tiêu.

Ngay cả những người ủng hộ việc dùng những ngân quỹ đó nói rằng số tiền ấy sẽ không đủ để cứu những nông dân đang phải vật lộn với tình trạng nhu cầu sụt giảm, bị gây ra bởi những mức thuế trả đũa của ngoại quốc. Các ông dân cũng gặp nguy cơ mất đi những thị trường chính trong dài hạn, ngay cả khi họ được trợ giá. Giới nông dân ở Brazil đang gia tăng sản lượng đậu nành, để xuất cảng vào thị trường Trung Quốc thay Mỹ.

Ông Brian Kuehl, giám đốc điều hành của tổ chức Farmers for Free Trade, gọi chiến tranh thương mại là “dễ sợ.”

Ông Kuehl nói, “Khi đậu nành và bắp của Mỹ trở nên đắt hơn, Nam Mỹ sẽ thắng.”
Các nhóm vận động hành lang nông nghiệp đã tranh đấu chống lại việc áp đặt những mức thuế của Mỹ.
Trước đó trong năm nay, một phát ngôn viên của Hiệp Hội Đậu Nành Mỹ ntừng ói với báo New York Times, “Việc dễ làm là trước tiên đừng phá xe, để rồi phải suy nghĩ về việc sửa lại chiếc xe cho nó giống như thế nào.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT