Thế Giới

Cửa hàng độc nhất vô nhị: bán thực phẩm thừa với giá gần như cho không

Sunday, 25/09/2016 - 11:02:20

Anh là một trong những nước có lượng thực phẩm lãng phí hàng đầu tại châu Âu. Trung bình trong 1 năm, mỗi người Anh vất đi số thực phẩm bằng lượng thực phẩm tiêu thụ trong 3 tuần.

Những kệ hàng thực phẩm trong cửa hàng.

 

ANH QUỐC - Mới đây, một cửa hàng chuyên bán các thực phẩm thừa - những thứ được các cửa hàng khác không bán hết và thường bỏ đi một cách lãng phí - mới vừa mở cửa hoạt động tại thành phố Leeds, Anh. Điều thú vị là khách hàng có thể trả tiền bao nhiêu tùy thích.

Những thành viên của dự án Real Junk Food đã mở cửa hàng đầu tiên của họ tại Pudsey, gần thành phố Leeds, nơi người dân có thể mua thực phẩm với "giá nào cũng được.” Người sáng lập ra tổ chức, ông Adam Smith gọi nó là một nơi "phản cửa hàng” vì đa số thực phẩm tại đây đều được thu thập từ các chuỗi cửa hàng lớn tại Anh trước khi nó bị vất đi. Mặc dù một số loại thực phẩm có thể đã hết hạn sử dụng, nó vẫn an toàn cho người dùng.

Anh là một trong những nước có lượng thực phẩm lãng phí hàng đầu tại châu Âu. Trung bình trong 1 năm, mỗi người Anh vất đi số thực phẩm bằng lượng thực phẩm tiêu thụ trong 3 tuần.

Ông Smith, người khởi xướng dự án Real Junk Food vào năm 2013, đã nghĩ ra cách để những người tiêu thụ có thể mua hàng mà không cần phải trả tiền. Thay vào đó, họ có thể tình nguyện làm việc tại đây. Trước đây, Real Junk Food đã lập 126 tiệm café bán thực phẩm thừa. Khi thực phẩm thừa được thu thập càng lúc càng nhiều, họ đã thành lập kho chứa thực phẩm lãng phí đầu tiên tại Anh. Mỗi ngày, dự án nhận được khoảng 2 -10 tấn thực phẩm, nhập về kho hàng tại khu công nghiệp Grangefield. Cửa hàng của dự án đã hợp tác với các hãng bán lẻ lớn như Sainsbury's, Morrisons và Ocado. Ngoài ra, họ cũng liên kết với nhiều cơ sở kinh doanh trong vùng, quán cafe, ngân hàng thực phẩm...

Nước Anh vất đi khoảng 15 triệu tấn thực phẩm mỗi năm. Do vậy, dự án này được lập ra nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí lớn đó. Các loại thực phẩm ở đây còn vài ngày sử dụng, hoặc trông không được đẹp mắt cho lắm (nhất là với các loại rau quả vốn có yêu cầu cao về bề ngoài). Tuy nhiên, chúng vẫn hoàn toàn có thể sử dụng và không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe người dùng.

Thông thường, thực phẩm thường được quyên góp cho các trường học địa phương. Tuy nhiên vào mỗi mùa hè, lượng thực phẩm lại trở lên quá nhiều và thừa thãi. Do vậy, dự án Real Junk Food đã lập ra cửa hàng để nhiều người có thể tới. Trong tuần đầu tiên, hàng ngàn gia đình đã tới đây để mua thực phẩm. Quy mô của cửa hàng lớn hơn các tiệm cà phê bán thực phẩm trước đây, nên thu hút được nhiều người hơn.

Dự án cũng phân phát thực phẩm như bánh mì, rau quả, và sản phẩm từ sữa cho các trường học. Những thực phẩm thừa nếu không bị bỏ đi có thể cung cấp cho 12,000 trẻ em mỗi tuần. Ông Smith hy vọng có thể mở các cửa hàng tương tự tại nhiều thành phố khác như Sheffield, Doncaster, Bradford, Brighton và Wigan.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT