Sức Khỏe

Covid-19 và sức khỏe cộng đồng - một góc nhìn dựa trên khoa học dữ liệu

Friday, 13/03/2020 - 07:04:09

Trong vòng hơn một tuần nay, cách tiếp nhận bệnh dịch do "virus Wuhan" gây ra của thế giới đã thay đổi.

 

Viết ngày 9/3/2020
Tác giả: Jeremy Howard và Rachel Thomas. Chuyển ngữ: BS Nhuận


Lời người dịch bài này: Trong vòng hơn một tuần nay, cách tiếp nhận bệnh dịch do "virus Wuhan" gây ra của thế giới đã thay đổi. Từ thái độ thờ ơ xem thường, phương Tây đã hoảng hốt khi nhìn những con số ngày càng tăng chóng mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Bài viết sau đây phân tích và giải thích sự việc cũng như đưa ra thái độ cần có, lấy tài liệu là những dữ kiện và những con số, dễ cho chúng ta thấy toàn diện bức tranh hơn là chỉ dựa vào trực giác. Mời quí vị đọc.

Chúng tôi là những nhà khoa học dữ liệu. Công việc của chúng tôi là phân tích và giải thích các dữ liệu. Khi chúng tôi phân tích dữ liệu xung quanh con virus covid-19, chúng tôi rất quan tâm. Những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, người già và người nghèo, có nguy cơ cao nhất, nhưng việc kiểm soát sự lan tràn và tác động của căn bệnh này đòi hỏi tất cả chúng ta phải thay đổi cách cư xử và hành vi của mình. Rửa tay kỹ và thường xuyên, tránh đám đông, hủy bỏ các sự kiện và đừng đưa tay lên chạm vào mặt.
Trong bài đăng này, chúng tôi giải thích lý do tại sao chúng tôi quan tâm. Quí vị cũng nên quan tâm.
Để có một bản tóm tắt thật tốt về các thông tin chính cần biết, hãy đọc Corona in Brief của Ethan Alley (chủ tịch của một tổ chức phi lợi nhuận phát triển những kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro từ mơt cơn đại dịch).
Bất cứ ai cũng được phép dịch bài viết này, để giúp cộng đồng địa phương hiểu những vấn đề này.
Nội dung bài viết

1. Chúng ta cần một hệ thống y tế tốt và hiệu quả
2. Bệnh này không giống như bệnh cúm
3. "Đừng hoảng hốt. Giữ bình tĩnh." không giúp ích
4. Cơn dịch này không chỉ liên quan đến bạn
5. Chúng ta cần làm phẳng đường cong
6. Phản ứng cộng đồng rất quan trọng
7. Chúng tôi không có thông tin tốt về Mỹ
8. Kết luận

*1. Chúng ta cần một hệ thống y tế hiệu quả

Chỉ hơn 2 năm trước, một người trong chúng tôi (Rachel) bị nhiễm trùng não, bệnh này thường giết chết khoảng 1/4 người mắc bệnh và khiến 1/3 bị suy giảm nhận thức vĩnh viễn. Nhiều người khác bị tổn thương thị giác và thính giác vĩnh viễn. Rachel đã ở tình trạng mê sảng khi cô bò ngang qua bãi đậu xe của bệnh viện để vào phòng cấp cứu. Cô đã may mắn nhận được sự chăm sóc, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cho đến một thời gian ngắn trước khi sự kiện này Rachel có sức khỏe rất tốt. Việc cô vào được ngay phòng cấp cứu gần như chắc chắn đã cứu mạng cô.

Bây giờ, hãy nói về covid-19, và những gì có thể xảy ra với mọi người trong tình huống của Rachel, trong những tuần và tháng tới. Số người bị phát hiện nhiễm covid-19 tăng gấp đôi mỗi 3 đến 6 ngày. Với tốc độ nhân đôi trong ba ngày, điều đó có nghĩa là số người bị phát hiện nhiễm bệnh có thể tăng gấp 100 lần trong ba tuần (nó thực sự không hoàn toàn đơn giản như vậy, nhưng không cần chú ý đến các chi tiết kỹ thuật). Một trong 10 người bị nhiễm phải nhập viện trong nhiều tuần và hầu hết những người này cần oxygen. Mặc dù còn rất sớm đối với loại virus này, nhưng đã có những khu vực mà các bệnh viện hoàn toàn bị tràn ngập và mọi người không còn có thể được điều trị đúng mức (không chỉ đối với covid-19, mà còn đối với mọi thứ khác, chẳng hạn như chăm sóc khẩn cấp cứu sống mà Rachel cần lúc ấy). Ví dụ, ở Ý, nơi chỉ một tuần trước, các giới chức đã nói rằng mọi thứ đều ổn, bây giờ mười sáu triệu người đã bị cô lập (cập nhật: 6 giờ sau khi đăng bài này, Ý đã cô lập toàn quốc), và các chiếc lều được thiết lập để giúp giải quyết dòng bệnh nhân.
Tiến sĩ Antonio Pesenti, người đứng đầu đơn vị ứng phó khủng hoảng khu vực tại một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của Ý, cho biết, "Giờ đây, chúng tôi đang bị buộc phải thiết lập điều trị chăm sóc đặc biệt (intensive care) tại các hành lang, trong các phòng mổ, trong các phòng hồi sức. Một trong nhữnghệ thống y tế tốt nhất trên thế giới, ở Lombardy chỉ còn một bước cách sự sụp đổ.

*2. Bệnh này không giống như bệnh cúm

Cúm có tỷ lệ tử vong khoảng 0.1% nhiễm trùng. Marc Lipsitch, giám đốc Trung Tâm Động Lực Học Bệnh Truyền Nhiễm tại Harvard, ước tính rằng đối với covid-19, tỷ lệ này là 1-2%. Mô hình dịch tễ học mới nhất đã tìm thấy tỷ lệ 1.6% ở Trung Quốc vào tháng 2, cao gấp mười sáu lần so với cúm1 (tuy nhiên đây có thể là một con số khá bảo thủ, vì tỷ lệ tăng lên rất nhiều khi hệ thống y tế không thể đối phó).
Các ước tính tốt nhất hiện nay tin rằng covid-19 sẽ giết chết gấp 10 lần trong năm nay so với bệnh cúm (và mô hình của Elena Grewal, cựu giám đốc khoa học dữ liệu tại Airbnb, cho thấy nó có thể cao gấp 100 lần, trong trường hợp xấu nhất). Đây là trước khi tính gồm tác động rất lớn đến hệ thống y tế, như mô tả ở trên. Có thể hiểu rằng một số người đang cố gắng thuyết phục bản thân rằng điều này không có gì mới, nó chỉ là một căn bệnh giống như bệnh cúm, bởi vì rất khó chịu khi chấp nhận thực tế rằng điều này hoàn toàn không quen thuộc.
Cố gắng hiểu bằng trực giác sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số người nhiễm bệnh không phải là điều mà bộ não của chúng ta được thiết kế để đối phó. Vì vậy, chúng tôi phải phân tích điều này như các nhà khoa học, không sử dụng trực giác của chúng tôi.

Sự việc sẽ ra sao trong 2 tuần - 2 tháng tới?

Đối với mỗi người bị cúm, trung bình, họ lây nhiễm cho 1,3 người khác. Tỉ lệ này gọi là RO cho bệnh cúm. Nếu R0 nhỏ hơn 1.0, thì nhiễm trùng sẽ ngừng lan rộng và tiêu đi. Nếu lớn hơn 1.0, bệnh lan rộng. R0 hiện là 2-3 cho covid-19 bên ngoài Trung Quốc. Sự khác biệt nghe có vẻ nhỏ, nhưng sau 20 "thế hệ" của những người bị nhiễm bệnh lây cho người khác, tỉ lệ R0 1.3 sẽ dẫn đến 146 ca nhiễm trùng, nhưng R0 2.5 sẽ dẫn đến 36 triệu ca nhiễm trùng! (Tất nhiên, điều này rất trực giác và bỏ qua nhiều tác động trong thế giới thực, nhưng nó là một minh họa hợp lý về sự khác biệt tương đối giữa covid-19 và cúm, tất cả những thứ khác đều bằng nhau).

Lưu ý rằng R0 không phải là một tài sản căn bản không thay đổi của một bệnh. Nó phụ thuộc rất lớn vào cách đối phó và nó có thể thay đổi theo thời gian. Đáng chú ý nhất là ở Trung Quốc, R0 cho covid-19 đã giảm rất nhiều và hiện đang tiến tới 1.0! Bằng cách nào? Bằng cách đưa ra các biện pháp ở quy mô khó có thể tưởng tượng ở một quốc gia như US, chẳng hạn, cô lập hoàn toàn nhiều thành phố lớn và phát triển quy trình thử nghiệm cho phép thử nghiệm hơn một triệu người mỗi tuần.

Một điều xuất hiện rất nhiều trên phương tiện truyền thông xã hội (bao gồm từ các tài khoản được "dõi theo" cao như Elon Musk) là sự hiểu lầm về sự khác biệt giữa tăng trưởng logistic và tăng trưởng theo cấp số nhân. Tăng trưởng logistic là mô hình tăng trưởng hình chữ s của sự lan truyền dịch bệnh trong thực tập. Rõ ràng sự tăng trưởng theo cấp số nhân không thể diễn ra mãi mãi, vì nếu không sẽ có nhiều người bị nhiễm bệnh hơn số người trên thế giới! Do đó, cuối cùng, mức nhiễm bệnh phải luôn luôn giảm, dẫn đến tốc độ tăng trưởng hình chữ s (được gọi là sigmoid) theo thời gian. Tuy nhiên, sự giảm tăng trưởng chỉ xảy ra vì một lý do - không phải là phép thuật. Những lý do chính là:

Đáp ứng cộng đồng cực lớn và hiệu quả, hoặc
Một tỷ lệ lớn người bị nhiễm bệnh như vậy thì sẽ có ít người chưa bệnh hơn để bị lây.
Do đó, sẽ không hợp lý khi dựa vào mô hình tăng trưởng logistic như một cách để kiểm soát một đại dịch.
Một điều nữa khiến bạn khó có thể hiểu được bằng trực giác về tác động của covid-19 trong cộng đồng địa phương của bạn là có một sự chậm trễ rất đáng kể giữa nhiễm trùng và nhập viện - thường là khoảng 11 ngày. Đây có vẻ không phải là một thời gian dài, nhưng khi bạn so sánh nó với số người bị nhiễm bệnh trong thời gian đó, nó có nghĩa là vào thời điểm bạn nhận thấy rằng giường bệnh đã đầy, nhiễm trùng cộng đồng đã ở mức độ sẽ có nhiều người gấp 5-10 lần để giải quyết.
Lưu ý rằng có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy tác động trong khu vực địa phương của bạn có thể phụ thuộc vào khí hậu một phần nào đó. Phân tích nhiệt độ và vĩ độ để dự đoán tiềm năng lây lan và lệ thuộc mùa của COVID-19 cho thấy căn bệnh này đã lan rộng ở vùng khí hậu ôn hòa (không may cho chúng tôi, phạm vi nhiệt độ ở San Francisco, nơi chúng tôi sống, nằm trong phạm vi đó ; nó cũng bao gồm các trung tâm dân số chính của châu Âu, bao gồm cả London.)

*3. Câu khuyên"Đừng hoảng hốt. Giữ bình tĩnh" không giúp ích cho lắm

Một câu trả lời chung mà chúng tôi đã thấy trên các phương tiện truyền thông xã hội cho những người đang đưa ra những lý do cần quan tâm, là "đừng hoảng hốt" hay "giữ bình tĩnh". Câu này chẳng giúp ích gì. Không ai cho rằng hoảng loạn là một phản ứng thích hợp. Tuy nhiên, vì một số lý do, giữ bình tĩnh là một phản ứng rất phổ biến trong một số giới nào đó (nhưng không phải trong số các nhà dịch tễ học, có nhiệm vụ theo dõi những điều này). Có lẽ, giữ bình tĩnh, giúp một số người cảm thấy tốt hơn về sự không hành động của chính họ, hoặc khiến họ cảm thấy bằng cách nào đó họ vượt trội hơn những người mà họ tưởng tượng đang chạy quanh như một con gà không đầu.
Nhưng giữ bình tĩnh, có thể dễ dàng dẫn đến thất bại trong việc chuẩn bị và đáp ứng. Tại Trung Quốc, hàng chục triệu người đã bị khóa trong nhà và hai bệnh viện mới được xây dựng vào thời điểm họ đạt số liệu thống kê mà Hoa Kỳ hiện có. Ý đã chờ đợi quá lâu và chỉ trong ngày hôm nay (Chủ nhật 8 tháng 3), họ đã báo cáo 1492 trường hợp mới và 133 trường hợp tử vong mới, mặc dù đã cô lập 16 triệu người. Dựa trên những thông tin tốt nhất mà chúng tôi có thể xác định được ở giai đoạn này, chỉ 2-3 tuần trước, Ý đã ở vị trí tương tự như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ngày nay (về mặt thống kê nhiễm trùng).

Lưu ý rằng gần như mọi thứ về covid-19 ở giai đoạn này đều không chắc chắn. Chúng ta không thực sự biết nó là tốc độ nhiễm trùng hay tỉ lệ tử vong, chúng ta không biết nó tồn tại bao lâu trên các bề mặt, chúng ta không biết liệu nó có sống sót và lây lan trong điều kiện ấm áp hay không. Tất cả mọi thứ chúng ta có là những điều đoán tốt nhất hiện tại dựa trên thông tin tốt nhất mọi người có thể kết hợp lại với nhau. Và hãy nhớ rằng, phần lớn thông tin này là ở Trung Quốc, bằng tiếng Trung Quốc. Hiện tại, cách tốt nhất để hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc cho đến nay là đọc Báo Cáo xuất sắc của Phái đoàn chung WHO-Trung Quốc về bệnh Coronavirus năm 2019, dựa trên một phái đoàn chung của 25 chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nigeria, Nga, Singapore, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Khi có một số điều không chắc chắn, như có lẽ nó sẽ không là một đại dịch toàn cầu và có lẽ mọi thứ sẽ qua đi mà không có chuyện hệ thống bệnh viện sụp đổ, điều đó không có nghĩa là không làm gì cả là phản ứng đúng. Đó sẽ là suy đoán rất lớn và không phải là một phản ứng tối ưu trong bất kỳ kịch bản mô hình mối đe dọa nào. Rất khó tưởng tượng các nước như Ý và Trung Quốc sẽ đóng cửa một cách hiệu quả phần lớn nền kinh tế của họ mà không có lý do chính đáng. Điều đó cũng không phù hợp với các tác động thực tế mà chúng ta đang thấy trên mặt đất ở các khu vực bị nhiễm bệnh, nơi mà hệ thống y tế không thể đối phó (ví dụ, Ý đang sử dụng 462 lều để nhận bệnh, và vẫn phải di chuyển bệnh nhân ICU từ các khu vực bị nhiễm bệnh).

Thay vào đó, phản ứng hợp lý, chu đáo là tuân theo các bước được các chuyên gia khuyên thực hiện để tránh lây nhiễm:
Tránh các nhóm lớn và đám đông
Hủy các sự kiện
Làm việc tại nhà, nếu có thể
Rửa tay khi đến và đi từ nhà, và thường xuyên khi ra ngoài
Tránh chạm vào mặt bạn, đặc biệt là khi ở ngoài nhà mình (không dễ!)
Khử trùng các bề mặt và các gói (có thể virus vẫn hoạt động trong 9 ngày trên các bề mặt, mặc dù điều này vẫn chưa được biết chắc chắn là đúng hay sai).
(còn tiếp 1 kỳ)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT