Việc Làm

Công việc nào là thông thường nhất dành cho phụ nữ Mỹ?

Sunday, 03/02/2013 - 09:47:31

“Các nhân viên tốc ký đã hết thời rồi, và những người làm nghề xử lý dữ liệu đang gặp thời. Nhưng nhiều phụ nữ vẫn còn được tuyển dụng trong loại nghề rộng lớn này”. Bà Cameron từng là một thư ký, trước khi gia nhập vào tổ chức này trong năm 1983.

Cũng giống như hồi thập niên 1950 thôi: đó là làm thư ký. Có khoảng 4 triệu người làm việc tại Hoa Kỳ được xếp vào loại nghề “thư ký và phụ tá hành chánh”, tính từ năm 2006 tới năm 2010, và trong số đó có 96 phần trăm là phụ nữ, theo thống kê dân số Hoa Kỳ cho biết.

Tại sao nghề thư ký trở thành công việc dành cho phụ nữ?
Nghề thư ký bắt đầu nổi lên với cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ, tạo ra một khối lượng khổng lồ công việc sổ sách giấy tờ. Vào đầu thế kỷ 20, nghề này trở nên công việc dành cho nữ giới, khi các công ty nhận ra rằng họ có thể trả lương thấp hơn cho phụ nữ để họ làm công việc ấy. Các trường dạy nghề thư ký cung cấp sự huấn luyện chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho nhiều phụ nữ bước vào nghề này mà không có trình độ đại học đầy đủ. Mãi cho tới năm 1950 thì nó mới trở thành công việc được các bà các cô ưa thích nhất. Hồi ấy có 1,7 triệu phụ nữ làm việc trong một loại nghề được thống kê dân số định nghĩa là “nhân viên tốc ký, đánh máy hoặc làm thư ký”. Mặc dù từ đó chức danh này đã tiến triển, nhưng đó vẫn là loại nghề hàng đầu dành cho nữ giới. Bà Cindia Cameron, giám 9to5, Hiệp Hội Phụ Nữ Lao Động Quốc Gia, cho biết: “Các nhân viên tốc ký đã hết thời rồi, và những người làm nghề xử lý dữ liệu đang gặp thời. Nhưng nhiều phụ nữ vẫn còn được tuyển dụng trong loại nghề rộng lớn này”. Bà Cameron từng là một thư ký, trước khi gia nhập vào tổ chức này trong năm 1983.

Tại sao ít có thay đổi
Trước hết, những người làm được nhiều nghề thường có xu hướng chiếm ưu thế trên danh sách những công việc thông thường nhất, bất luận thuộc phái tính nào. Chẳng hạn, nghề đứng đầu dành cho nam giới là làm tài xế xe trọng tải.
Đến lúc những người làm việc trở nên được chuyên môn hóa, với những năm kinh nghiệm, hoặc với trình độ học vấn, thì những chức danh công việc của họ thường trở nên cụ thể, riêng biệt hơn trong ngành nghề của họ. Thế thì tại sao vẫn còn có nhiều thư ký?
Ông Ray Weikal, phát ngôn viên của Hiệp Hộp Quốc Tế Những Người Chuyên Ngành Hành Chánh, nói: “Một khi có một kỹ thuật lớn và mới xuất hiện, thì luôn luôn có những lời tiên đoán rằng điều này có nghĩa là các thư ký hết thời vận rồi. Bạn đã thấy điều ấy với sự phát triển của các loại máy đánh chữ điện tử, máy điện toán cá nhân, và mạng Internet, thế nhưng mỗi lần kỹ thuật tăng mức hiệu năng, thì khối lượng công việc tăng lên theo. Người ta tiếp tục cần những người có thể sử dụng những công cụ ấy”.
Nghề phụ tá hành chánh rất có thể cứ tiếp tục là công việc đứng đầu bảng dành cho nữ giới trong năm 2020. Bộ Lao Động Hoa Kỳ dự đoán loại nghề này sẽ tăng trưởng thêm chừng 12 phần trăm, từ năm 2010 cho tới năm 2020, tăng thêm gần 493.000 chỗ làm trong thập niên này.

Tại sao thư ký trở thành một từ ngữ không hay
Từ ngữ “thư ký” đã không còn được ưa chuộng trong mấy thập niên, phần lớn là do phong trào nữ quyền. Vào đầu thập niên 1970, một nhóm thư ký ở Harvard đã lập ra 9to5, một tổ chức mang sứ mạng làm thay đổi hình ảnh và những điều kiện lao động cho các nữ nhân viên văn phòng. Những yêu sách ban đầu của họ bao gồm những bản mô tả bằng bản văn về công việc, tiền đền bù cho làm việc thêm giờ, những thủ tục có tính cách hệ thống để nộp đơn kiện cáo khiếu nại, và những cuộc duyệt xét thường xuyên về lương bổng.
Những tổ chức chị em của 9to5 đã nổi lên ở Chicago, San Francisco và New York, rồi rốt cuộc 9to5 đã biến thành một tổ chức với tầm hoạt động quốc gia, với một số chi hội gia nhập các nghiệp đoàn. Những cuộc hội nghị và tuần hành vào Ngày Thư Ký Toàn Quốc đã bao gồm khẩu hiệu “Raises, not roses” (Tăng lương, chứ không tặng bông hồng”.
Cùng với những phong trào này, nhiều nơi làm việc đã bắt đầu sửa tên gọi chức vụ này lại thành “phụ tá hành chánh” hoặc “chuyên viên văn phòng”, để phản ảnh cách thức tri nhận đang thay đổi đối với giới thư ký. Hiệp Hội Thư Ký Quốc Gia cuối cùng đã thay đổi danh xưng của mình thành Hiệp Hội Quốc Tế Chuyên Viên Hành Chánh (IAAP).
Ông Weikal nói: “Càng ngày các phụ nữ thập niên 1970 càng đòi hỏi cơ hội được đối xử như là những người bình đẳng. Thế là đột nhiên người có các thư ký ít hơn, và có thêm nhiều phụ tá điều hành”.
Thế nhưng, ngay cả khi đạt được tiến bộ như vậy, thì danh xưng “thư ký” thịnh hành lại một chút trong năm 2011, năm đầu tiên trong mấy thập niên nó đã lớn mạnh lên, theo một cuộc thăm dò của IAAP cho biết. Tổ chức này gán công lao tạo ra mức độ thông dụng ấy cho chương trình truyền hình Mad Men, cũng như cho niềm tiếc nhớ thập niên 1960. Bà Cameron nói: “Thật là khó theo dõi, nhưng thực ra nó làm cho chúng tôi nghĩ về chuyện mình đã tiến bước được bao xa. Nay thì người ta không thể loại bỏ một phân nửa những người đàn ông trong nhóm đó, và các phụ nữ đều đã tranh đấu vất vả để làm thay đổi điều này. Tuy vậy đó cũng là một gia đọan khó khăn mà người ta nhớ nhung tiếc nuối”.

 Tranh đấu cho mức lương bình đẳng
Sứ mạng chính yếu của 9to5 từ đó đã mở rộng ra, để tập trung vào những phụ nữ làm những công việc lãnh lương thấp nói chung. Tổ chức này thúc đẩy những biện pháp trả lương công bằng, trả tiền cho những ngày nghỉ bệnh và nghỉ phép vì sinh con.
Trên khắp mọi ngành mọi nghề, cứ những đồng nghiệp nam giới kiếm được 1 Mỹ kim, thì những phụ nữ làm việc toàn thời gian đã kiếm được 78 xu, tính trong năm 2010.
Trong loại nghề phụ tá hành chánh, phụ nữ đông hơn nam giới, với tỉ lệ hơn 20 phụ nữ thì chỉ có 1 người đàn ông, nhưng phụ nữ vẫn kiếm được tiền ít hơn so với các nam đồng nghiệp – chừng 87 xu so với 1 Mỹ kim. Trong năm 2010, các nữ thư ký và các phụ tá hành chánh làm việc toàn thời gian đều kiếm được mức lương trung bình là 34.304 Mỹ kim, còn các ông thì kiếm được 39.641 Mỹ kim.
Bà Cameron nói: “Có tin mừng là trên 40 năm qua, có rất ít công việc trong đó phụ nữ không đột phá được. Trần nhà bằng kính (ý nói những công việc hay mức phát triển tối đa mà nữ giới trước đây chưa chạm đến) đang rạn nứt theo mọi hướng, nhưng tin buồn là vẫn có một nền nhà còn kéo họ dính chặt. Đa số phụ nữ vẫn còn làm việc trong những công việc truyền thống dành cho nữ giới, chẳng hạn như công việc hỗ trợ hành chánh”.

Nguồn: Annalyn Kurtz/CNNMoney

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT